Làm nhục và hành hung, đánh đập vợ cơn có phải là bạo lực gia đình? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình.
Làm nhục và hành hung, đánh đập vợ cơn có phải là bạo lực gia đình? Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Thưa bác năm nay con 17 tuổi ạ. Con muốn thưa về chuyện của mẹ con ạ. Mẹ con sống với ba con đã rất lâu, nhưng không có ngày nào là yên ổn, tuy ba mẹ đã ly hôn được vài năm rồi nhưng vì thương tụi con nên mẹ ở chung để nuôi tụi con. Ba con chịu trách nhiệm nuôi tụi con nhưng trong 12 năm con học chưa bao giờ chịu cho tiền con đóng học, mỗi lần xin là chửi rủa. Mẹ con thì còng lưng lên để kiếm tiền nuôi tụi con ăn học, ngay cả ba con mẹ con cũng nuôi, nhưng ba con chỉ biết ăn nhậu, phá phách. Những lần nhậu say về thì chửi rủa, sỉ nhục kiếm cớ đánh đập mẹ con. Mẹ con luôn chịu đựng suốt bao nhiêu năm qua, còn rất nhiều ạ, nhưng con xin kể đến đây thôi ạ. Luật sư có thể cho con hỏi giờ con muốn kiện ba con về tội hành hung bạo lực gia đình và tội phỉ bám sĩ nhục người khác được không ạ. Mong Luật sư hãy tư vấn giúp con. Con xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ thì đối với những người có hành vi xâm hại sức khỏe thành viên của gia đình có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Như bạn nói, bố của bạn còn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mẹ bạn, nên trong trường hợp này, theo nội dung được ghi nhận tại khoản 1 Điều 51, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì bố của bạn có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Kèm theo hình phạt tiền, bố của bạn có thể phải công khai xin lỗi mẹ bạn khi mẹ bạn có yêu cầu (khoản 3 Điều 49, 51, Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 121, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tức là ngoài việc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ra thì bố của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, bạn có thể tố giác những hành vi này của bố bạn lên phía Cơ quan điều tra của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án (Điều 101, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chồng mắng chửi vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình?
– Mắng chửi con cái có phải là hành vi bạo lực gia đình?
– Bạo lực gia đình là căn cứ để giải quyết li hôn
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí