Những người tham gia bạo loạn ngày một nhiều, các hành vi ngày càng mất kiểm soát. Tội bạo loạn đã được quy định cụ thể trong pháp luật Hình sự. Hành vi như thế nào thì cấu thành tội bạo loạn? Hình phạt của nhóm tội này ra sao? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp những vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Bạo loạn là gì?
Bạo loạn hay bạo động là một hình thức bất ổn dân sự thường được đặc trưng bởi một nhóm người gây ra sự xáo trộn mang tính bạo lực chống lại chính quyền, tài sản sở hữu hoặc nhân dân. Bạo loạn thường liên quan đến trộm cắp, phá hoại và phá hủy tài sản, công cộng hoặc tư nhân. Các tài sản được nhắm mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào cuộc bạo loạn và khuynh hướng của những người liên quan. Mục tiêu có thể bao gồm các cửa hàng, xe hơi, nhà hàng, tổ chức nhà nước và các tòa nhà tôn giáo. Bạo loạn thường xảy ra khi đám đông có cảm giác bị đối xử không công bằng hoặc bất đồng quan điểm.
Trong lịch sử, bạo loạn đã xảy ra do nghèo đói, thất nghiệp, điều kiện sống tồi tàn, áp bức của chính phủ, thuế hoặc quân dịch bắt buộc, xung đột giữa các nhóm dân tộc, (bạo loạn chủng tộc) hoặc tôn giáo (bạo lực giáo phái, (pogrom), kết quả của một sự kiện thể thao (bạo loạn thể thao, côn đồ bóng đá) hoặc sự thất vọng với các kênh hợp pháp dùng để giải quyết bất bình.
Trong khi các cá nhân có thể cố gắng lãnh đạo hoặc kiểm soát một cuộc bạo loạn, các cuộc bạo loạn thường bao gồm các nhóm vô tổ chức thường xuyên “hỗn loạn và thể hiện hành vi bầy đàn “. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bạo loạn không phải là hành vi phi lý, giống như bầy đàn, mà thực sự tuân theo các chuẩn mực xã hội đảo ngược. Xử lý bạo loạn thường là một nhiệm vụ khó khăn đối với lực lượng cảnh sát. Họ có thể sử dụng hơi cay hoặc khí CS để kiểm soát những kẻ bạo loạn. Cảnh sát chống bạo động có thể sử dụng các phương pháp kiểm soát ít gây chết người hơn, chẳng hạn như súng săn bắn đạn nhựa để gây thương tích hoặc làm mất khả năng của những kẻ bạo loạn để bắt giữ dễ dàng hơn.
Trước khi tìm hiểu khái niệm tội bạo loạn, ta cần hiểu rõ khái niệm khái niệm “an ninh quốc gia” và các “tội xâm phạm an ninh quốc gia”. An ninh quốc gia là tổng thể các an ninh trên các lĩnh vực khác nhau như an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hóa, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại v. v.. Trong đó, an ninh chính trị là trung tâm, giữ vai trò quyết định của an ninh quốc gia. Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tội có thể xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể nhưng cũng có tội chỉ có thể xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhất định. Tuy nhiên, tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị cũng được coi là xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể do ý nghĩa quyết định của lĩnh vực an ninh này.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm được quy định tại chương đầu tiên trong Phần các tội phạm của Bộ luật này. Nhóm tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội giữ vị trí quan trọng, có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết cho sự đảm bảo các quan hệ xã hội khác.
Trong đó, an ninh quốc gia được hiểu “là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” Việt Nam.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam và quốc tế; dựa trên kinh nghiệm đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cũng như kinh nghiệm lập pháp hình sự trong lĩnh vực này,
Theo đó Tội bạo loạn là một hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền của một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định.
Bạo loạn tiếng Anh là “Riot”.
2. Cấu thành tội phạm và hình phạt đối với tội bạo loạn:
2.1. Nguyên tắc xử lý:
Điều 12 Luật an ninh quốc gia đã xác định rõ chính sách xử lí các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia. Theo đó, việc xử lí hành vi này cần tuân thủ các nguyên tắc xử lí được áp dụng chung cho tất cả các tội phạm sau:
– Nguyên tắc xử lí kịp thời và nghiêm minh;
– Nguyên tắc xử lý nghiêm trị kết hợp với khoan hồng
Theo nguyên tắc thứ nhất, Tội bạo loạn là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều phải được xử lý kịp thời. Tuân thủ nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của đấu tranh chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phát huy được tối đa tác dụng phòng ngừa của các biện pháp xử lí. Khi thực hiện việc xử lý kịp thời vẫn phải đảm bảo tính nghiêm minh. Theo đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia tuy là loại tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt nhưng việc xử lí về hình sự các tội phạm này vẫn đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối và đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trước hết là luật tố tụng hình sự và luật hình sự cũng như pháp luật quốc tế. Việc xử lí về hình sự các tội xâm phạm an ninh quốc gia đòi hỏi phải có sự rõ ràng, công khai, đảm bảo tính bình đăng trước pháp luật của tất cả những người phạm tội, không có sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài; giữa những người có đặc điểm nhân thân khác nhau…
Theo nguyên tắc thứ hai, việc xử lí về hình sự các tội xâm phạm an ninh quốc gia cần có sự phân hóa cao về trách nhiệm hình sự theo hướng nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, người ngoan cố chống đối đồng thời cũng khoan hồng đối với người bị ép buộc, bị lừa gạt, bị lôi kéo mà phạm tội nhưng đã t thú, thành khẩn khai báo. Thể hiện nguyên tắc này, trong các điều luật cụ thế quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia đều có ít nhất hai khung hình phạt khác nhau. Trong đó có nhiều điều luật xác định rõ hai loại khung hình phạt cho trường hợp nghiêm trị và cho trường hợp khoan hồng.
2.2. Cấu thành tội phạm:
Điều 112
“Điều 112. Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, cấu thành tội phạm tội phản bội tổ quốc bao gồm 04 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của tội phạm.
a) Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội bạo loạn là hoạt động vũ trang; dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản. Trong đó, hoạt động vũ trang được hiểu là hoạt động có trang bị vũ khí, có thể là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng, bạo lực có tổ chức được hiểu là hoạt động sử dụng sức mạnh tuy không có vũ khí nhưng có sự liên kết, phối hợp đồng thời của nhiều người theo chỉ đạo chung, cướp phá tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, của cá nhân người khác. Các hành vi này có đối tượng nhằm tới là trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở của các tổ chức, doanh trại quân đội, kho tàng, nhà máy, tài sản của công dân, người thi hành công vụ v.v.. Hành vi cụ thể có thể là bắn phá, đốt hoặc chỉ là bao vây, chiếm đóng trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở của các tổ chức hoặc là đe doa, bắt giam, tra tấn cán bộ, công chức, người thi hành công vụ hoặc công khai chiếm đoạt tài sản.
b) Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân khi thực hiện hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản. Dấu hiệu mục đích này cho phép phân biệt tội bạo loạn với các tội có các dấu hiệu khác tương tự như tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330), tội cướp tài sản (Điều 168), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178).
c) Khách thể
Tội phạm này xâm hại đến quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng đó là quan hệ xã hội liên quan đến sự tồn vong, vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Chủ thể
Chủ thể của Tội bạo loạn phải là công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài không phải là chủ thể của phản bội Tổ quốc (đây là một trong những điểm khác biệt so với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cụ thể, chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.
3. Hình phạt đối với tội bạo loạn:
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được quy định cho người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Bao gồm: Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; Người hoạt động đắc lực được hiểu là người có sức đóng góp lớn trong việc thực hiện tội phạm. Thường xuyên tham gia thực hiện tội phạm…
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được quy định cho các người đồng phạm khác. Bao gồm: Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm; Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
–
– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (Sửa đổi bổ sung năm 2014).