Bạn của tôi quê ở Đăclak, đi học tại Sài Gòn, bị bắt vì nghiện ma túy đá. Xin hỏi mẹ của bạn có được bảo lãnh cho bạn ấy về địa phương cai nghiện hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư ! Em có một người bạn cùng tỉnh ở Daclak nhưng hiện đang cư trú và học tập ở Sài Gòn. Trong thời gian học bạn ấy có bỏ bê và bị dụ dỗ đập đá. Có buôn bán đá hiện bạn ấy đã bị công an Quận 9 Tp Hồ Chí Minh bắt vì nghiện. Nhưng lúc bắt thì trên người bạn ấy chỉ có 1 cái điện thoại. Không có đá hay gì khác. Cũng có một người như bạn ấy bị bắt cùng ngày nhưng gia đình ở Sài Gòn nên đã bảo lãnh và được về cách đây 3 hôm tức 20.12.2014. Sáng nay 23.12.2014 thì mẹ của bạn ấy cùng em trai mới xuống Sài Gòn và mang theo hộ khẩu phô tô công chứng cùng với bản gốc. Cho em hỏi là hiện trạng của bạn ấy đang bị nghiện, nhưng lúc bị bắt không có tang vật. Vậy có thể làm đơn bảo lãnh cho bạn ấy về địa phương nơi cư trú để cai nghiện được không ạ? Luật sư có thể cho em biết Mẫu đơn bảo lãnh như thế nào? Và trường hợp của bạn ấy nếu được bão lãnh thì chi phí là bao nhiêu ạ? Em xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
“…
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
…”
Điều 96 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
“ 1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong trường hợp của người bạn của bạn, thì mẹ hoàn toàn được bảo lãnh cho bạn ấy về địa phương để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính trên. Chi phí bảo lãnh thì bạn nên đến hỏi trực tiếp cơ quan công an đang tạm giữ bạn của bạn.
Mẫu bảo lãnh có nội dung như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….,ngày …..tháng…..năm……
ĐƠN XIN BẢO LÃNH
Kính gửi: Trưởng Công an ……… …….
Tên tôi là:………………………………..
Nghề nghiệp: ……………………………
Trú tại: ………………………………….
Tôi là (quan hệ)…….với……………………(tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh).
Nêu lý do bị bắt:…………………………
Nay tôi làm đơn này kính gửi Cơ quan công an xin được bảo lãnh cho: …………………………… được về địa phương giáo dục tại xã.
Tôi xin cam kết sau khi: …………………………….. được về địa phương sẽ:
Cam đoan giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của ……………; thường xuyên nhắc nhở, giáo dục…………………………………… hiểu biết pháp luật và cai nghiện ma túy.
Tôi xin chịu hoàn toàn trước pháp luật về lời cam kết trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết đơn
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi có bị bạn bè rủ đi chơi, hát karaoke và sử dụng ma túy đá, chính xác thì em tôi mới dùng có hai lần. Mấy ngày trước công an huyện có về kiểm tra mang ra trạm y tế để xét nghiệm và nói em tôi bị dương tính với ma túy. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trạm y tế có thẩm quyền xác định tình trạng ma túy hay không?
Luật sư tư vấn:
Xác định nghiện ma túy là các hoạt động chuyên môn về y tế do cơ quan y tế có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Em bạn có sử dụng ma túy và được đưa đi xét nghiệm tại cơ sở y tế là trạm y tế, vậy trạm y tế có thẩm quyền xác định tình trạng ma túy hay không?
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA thẩm quyền xác định tình trạng ma túy là bác sỹ hoặc y sỹ, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Có chứng chỉ hoặc chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoặc các viện, bệnh viện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện thực hiện tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận được Bộ Y tế giao, đang làm việc tại các cơ sở y tế sau:
Thứ nhất : Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y.
Thứ hai : Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an.
Thứ ba : Phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ tư : Phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ năm : Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác.
Em bạn được khám xét nghiệm tại Trạm y tế xã, có kết quả xét nghiệm như vậy là đúng thẩm quyền. Tuy nhiên bạn cần xem xét có chính xác là bác sĩ tiến hành thủ tục khám hay không thì mới có đủ cơ sở kết luận và kết quả chính xác.
2. Bảo lãnh cho người nghiện ma túy về nhà
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đứa em đang bị giam tại phục hồi nhân phẩm, vào ngày 14 tháng 3 năm 2016. Với tội danh là đang phê chất ma túy đá. Xin cho em hỏi luật sư gia đình em có thể bảo lãnh ra được không, nếu bảo lãnh ra được thì cần những giấy tờ gì. Và tốn chi´ phí đóng phạt bao nhiêu. Nếu trong thời gian không bảo lãnh không kịp thì phải ở tù bao. lâu mới được thả ra. Em xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 194 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định cụ thể như sau: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Như vậy nếu em bạn chỉ sử dụng ma túy đá mà không tàng trữ hay vận chuyển mua bán ma túy thì sẽ không phải chịu phạt tù.
Trong trường hợp của bạn, nếu em bạn sử dụng ma túy đá thì sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chứ không phải đưa vào trại phục hồi nhân phẩm như bạn nói.
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
Điều 96 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
“ 1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.
Người cai nghiện có thể được bảo lãnh hồi gia nếu thuộc đối tượng: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối (theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế) cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện…
Như vậy, nếu em bạn không phải là đối tượng tự nguyện đi cai nghiện ma túy mà bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và cũng không thuộc các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hay HIV,… như đã nêu bên trên thì sẽ không được áp dụng biện pháp bảo lãnh.
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản – theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP.
3. Cơ quan có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em trai tôi đi đường không đội mũ bảo hiểm nên bị công an yêu cầu dừng lại kiểm tra, sau đó, em trai tôi bị đưa về xét nghiệm thì bị dương tính heroin. Song em trai tôi khẳng định không sử dụng bất kỳ chất gây nghiện nào. Sau đó, em trai tôi bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc. Tôi vào thăm thì em trang tôi cũng khẳng định không sử dụng ma túy, cơ thể cũng bình thường. Nay tôi không biết phải làm thế nào? Tôi muốn làm thủ tục bảo lãnh cho em tôi thì có được không? Cảm ơn Luật sư
Luật sư tư vấn:
Điều 3 Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA có quy định về thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy:
Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sỹ hoặc y sỹ, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có chứng chỉ hoặc chứng nhận tập huấn về chẩn đoán và điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hoặc các viện, bệnh viện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ điều kiện thực hiện tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận được Bộ Y tế giao, đang làm việc tại các cơ sở y tế sau:
“- Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y.
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an.
– Phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các Bộ, ngành khác.
Việc tiến hành xác định một người có phải nghiện ma túy hay không, cần tuân theo trình tự sau:
+ Tiếp nhận người cần xác định tình trạng nghiện ma túy và tài liệu quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này.
+ Tiến hành ngay việc xác định tình trạng nghiện ma túy
Như vậy, việc đang tham gia giao thông và bị bắt do hành vi vi phạm luật giao thông, mà công an tự ý tiến hành xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng nghiện ma túy của em trai bạn là không đúng với quy định của pháp luật.
Điều 28 Luật phòng, chống ma túy sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định:
“1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.[…]”
Theo như quy định trên, quyết định đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc về thẩm quyền chỉ có Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, nếu người nghiện ma túy chưa áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng biện pháp đưa em trai bạn vào trại cai nghiện bắt buộc là không đúng với quy định của pháp luật. Nếu em bạn có nơi cư trú rõ ràng thì gia đình có quyền được bảo lãnh em bạn về để cai nghiện tại địa phương.
Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, em trai của bạn khẳng định không sử dụng ma túy, như vậy bạn phải có căn cứ chứng minh em của bạn không bị nghiện ma túy thì mới có thể chứng minh quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của công an là không đúng. Căn cứ theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp bên trại cai nghiện nơi em bạn đang cai nghiện để yêu cầu xác định tình trạng nghiện ma túy của em bạn đồng thời làm đơn khiếu nại tới cơ quan công an đã bắt em anh vào trại cai nghiện bởi cơ quan công an tự ý đưa em bạn đi xét nghiệm nước tiểu là không đúng về trình tự theo quy định pháp luật.
4. Điểm mới về tội phạm ma túy trong Bộ luật hình sự 2015
Quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy trong từng điều luật; thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng”; bỏ hình phạt tử hình là những điểm mới liên quan đến các tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự 2015.
Điểm mới đáng lưu ý đầu tiên là Bộ luật hình sự 2015 đã tách Điều 194 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252.
Việc thay đổi này được dựa trên thực tiễn cho thấy việc gộp chung các tội danh trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Như vậy các tội phạm về ma túy quy định tại Chương XX của Bộ luật hình sự 2015 gồm 13 điều luật, so với “Bộ luật hình sự 2015” tăng thêm 3 điều luật (từ Điều 247 – Điều 259).
Về định lượng các chất ma túy, Bộ luật hình sự 2015 đã pháp điển hóa quy định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng các chất ma túy để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng điều luật, đó là các Điều 249, Điều 250, Điều 252; quy định cụ thể việc định lượng các tiền chất, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy tại các Điều 253 và Điều 254.
Đồng thời Bộ luật hình sự 2015 đã quy định thêm một số chất ma túy nằm trong danh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào các Điều luật cụ thể như chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine, MDMA…
Luật sư
Bộ luật hình sự 2015 có sự thay đổi về đơn vị tính, các vụ án ma túy từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam,… đây chính là đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng. Vì vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính.
Nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của đảng về giảm hình phạt tử Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, quy định khung hình phạt nhẹ hơn so với “Bộ luật hình sự 2015”. Theo đó, khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm về ma túy là tù chung thân.