Để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, văn học, hội họa hay sáng chế, phát minh,… con người cần phải đầu tư chất xám, trí tuệ, thời gian, công sức, tiền bạc…. Những thành quả, những nỗ lực sáng tạo như vậy cần phải được tôn trọng, bảo vệ, tránh sự xâm phạm. Do đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhu cầu chính đáng và có ý nghĩa rất lớn.
Mục lục bài viết
1. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.
– Quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
+ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra
+ Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
+ Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
+ Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết,
+ Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự.
Trong đó chủ thể quyền có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Toà án, hoặc gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Thanh tra Khoa học và Công nghệ (nếu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp), Thanh tra Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu là hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu là hành vi xâm phạm đối với giống cây trồng) hoặc gửi tới các cơ quan như: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199, Điều 200 Luật SHTT và các Nghị định: 106/2006/NĐ-CP, Nghị định 47/2009/ND-CP, Nghị định 57/2005/NĐ-CP, Nghị định số 172/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2005/NĐ-CP).
2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tiếng Anh là Protection of intellectual property rights
Một số thuật ngữ liên quan:
Chúng tôi đang tiến hành đợt xin cấp quyền sở hữu trí tuệ kế tiếp.
We are proceeding with the next tranche of patent claims.
Vì vậy chúng ta cần phải nghĩ khác đi về sở hữu trí tuệ.
So we need to think differently about intellectual property.
Ngày 1 tháng 5 năm 2001, Microsoft mua lại Ensemble Studios cũng như sở hữu trí tuệ của công ty này.
On 1 May 2001 Microsoft acquired Ensemble Studios as well as the company’s intellectual property.
Rõ ràng, 8 tuổi, tôi đã lo về quyền sở hữu trí tuệ của mình.
I was clearly worried about my intellectual property when I was eight.
” Sinh thể và vật chất di truyền thuộc sở hữu trí tuệ. “.
” This organism is restricted intellectual property.”
Nó không phải là một nhà nước sở hữu trí tuệ.
It’s not an intellectual state.
” Trớ trêu là mọi người ở khắp nơi đều xem trọng quyền sở hữu trí tuệ .
” Irony is people everywhere value intellectual property rights.
Mức độ sở hữu trí tuệ.
Intellectual level.
Bản quyền chỉ là một hình thức sở hữu trí tuệ.
Copyright is just one form of intellectual property.
Đây là một việc làm trước thời đại về bản quyền sở hữu trí tuệ.
So it was an early exercise of intellectual property rights.
3. Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?
Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo
Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp
Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm…). Rồi mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”. Được nhiều người biết đến và tin dùng.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia
Hơn nữa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.
Luật Dương Gia là một