Chế độ bảo hiểm xã hội khi tạm hoãn hợp đồng lao động. Quyền lợi của người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.
Ở nước ta, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về lao động cũng ngày càng đa dạng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp toàn diện của cả bên sử dụng lao động cũng như người lao động trong quan hệ lao động. Nhà nước đã ban hành Bộ luật lao động điều chỉnh những vấn đề trong quan hệ lao động để làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh. Một trong những công cụ để quản lý lao động hiệu quả chính là hợp đồng lao động.
Đây chính là cơ sở thể hiện sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, đồng thời cũng là căn cứ xác nhận về việc giữa hai bên có tồn tại quan hệ lao động, là cơ sở để đảm bảo quyền lợi của người lao động được đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại quan hệ lao động, xuất phát từ một số trường hợp đặc thù, người lao động có thể tạm hoãn hợp đồng theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động. Vậy, đối với những trường hợp tạm hoãn hợp đồng này thì việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 32 “Bộ luật lao động năm 2019”, người lao động có thể được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự:
Theo Hiến pháp năm 2013, mỗi công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Điều này thể hiện qua việc công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là vấn đề ưu tiên được đặt lên hàng đầu, do đó, với những công dân trong độ tuổi và đủ điều kiện theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đều phải bắt buộc tham gia. Chính vì vậy, với những trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho họ pháp luật cho phép họ có thể tạm hoãn hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ của công dân.
Thứ hai, người lao động bj tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Người lao động phải chấp hành quyết định của pháp luật về việc đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục hay trường giáo dưỡng.
Thứ ba, trường hợp lao động nữ mang thai nhưng việc tiếp tục lao động sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về điều này.
Theo quy định tại Điều 156 “
– Người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động và có kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu còn tiếp tục lao động sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
– Thời hạn để tạm hoãn hợp đồng lao động đối với trường hợp lao động nữ mang thai sẽ thực hiện theo thời hạn được cơ sở khám, chữa bệnh đã chỉ định.
– Trong trường hợp lao động nữ mang thai có nguyện vọng nghỉ khác với thời hạn do cơ sở khám, chữa bệnh đã chỉ định thì thời hạn nghỉ sẽ tuân theo sự thỏa thuận giữa người lao động với đơn vị sử dụng lao động nhưng không được ít hơn thời gian đã được chỉ định.
Thứ tư, trong các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Nếu người lao động vì lý do khác không nằm trong những trường hợp ở trên có nguyện vọng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì việc tạm hoãn phải được người sử dụng lao động đồng ý. Thời hạn tạm hoãn trong trường hợp này do các bên thỏa thuận.
Lưu ý:
– Đối với những trường hợp khi người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước thì việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động.
– Thời hạn tạm hoãn hợp đồng sẽ được xác định là thời gian mà người lao động được bổ nhiệm hoặc cử làm đại diện phần vốn góp của Nhà nước theo quy định.
2. Quy định về việc nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 33 “
– Kể từ ngày hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo thỏa thuận, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc để lao động trở lại trong thời hạn 15 ngày. Đối với những trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận khác về thời gian có mặt thì phải có mặt theo thời gian đó.
– Đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ nhận người lao động trở lại làm việc, bố trí công việc theo đúng hợp đồng giữa hai bên đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không bố trí được công việc cũ thì giữa hai bên phải có sự thỏa thuận về công việc mới theo quy định.
3. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 89
– Với những người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị có chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì bảo hiểm xã hội được đóng trên cơ sở tiền lương tính theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
– Đối với những trường hợp người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện trên cơ sở mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Riêng đối với trường hợp người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, trong khoảng thời gian này người lao động không được trả lương. Do đó việc đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017. Cụ thể, nếu trường hợp trong tháng làm việc, người lao động có từ 14 ngày làm việc trở lên không làm việc và cũng không hưởng lương thì bảo hiểm xã hội của tháng đó sẽ không phải đóng.
Luật sư
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Cơ sở pháp lý:
– “Bộ luật lao động năm 2019”;
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại “Bộ luật lao động năm 2019” như sau:
“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.
Đối với lao động nữ có thai được tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định sau đây:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.
Như vậy, theo quy định này trường hợp của bạn là lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền viề việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do đó, bạn có thể lựa chọn chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động của bạn về việc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Thứ hai, về thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với trường hợp của bạn
Thời hạn tạm hoãn hợp đồng cho lao động nữ mang thai được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
……
2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”
Đối chiếu quy định này có thể xác định thời hạn tạm hoãn hợp đồng của bạn sẽ theo thời hạn mà cơ sở khám, chữa bệnh đã chỉ định. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn có nguyện vọng nghỉ nhiều hơn, bạn cần thỏa thuận và có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Thứ ba, về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội của bạn
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về quản lý đối tượng đóng bảo hiểm như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
……………….
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”
Trường hợp tạm hoãn hợp đồng bạn sẽ không làm việc và không hưởng lương. Do đó, căn cứ theo quy định trên đối với những tháng bạn tạm hoãn hợp đồng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.