Hiện nay chúng ta có thể thấy không khó để nhận thấy sự phát triển của các hình thức bảo hiểm trên thị trường hiện nay với nhu cầu của con người ngày một tăng về bảo hiểm con người hay bảo hiểm về tài sản của con người. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bảo hiểm tương hỗ.
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm tương hỗ là gì?
Căn cư theo quy định tại điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 có đưa ra khái niệm cụ thể:
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Ngoài ra quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 thì tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ:
Căn cứ theo quy định tại điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ Nghị định Số: 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định cụ thể:
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro.
Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ và phải có cụm từ “Bảo hiểm tương hỗ”, viết tắt là “BHTH”.
2. Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm vừa là chủ sở hữu của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
3. Các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình.
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về tổ chức bảo hiểm tương hỗ với những nguyên tắc trong hoạt động của mình như:
Thứ nhất, quy định trên có nêu ” tổ chức có tư cách pháp nhân” có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm này phải có đầy đủ các yếu tố như được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật và Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. Ngoài ta tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, khi có đầy đủ yêu tố đó thì doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể được thành lập. Ngoài ra theo quy định này còn nhắc tới nguyên tắc về cách đặt tên ” Tên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thể hiện rõ tính chất tương hỗ” tức là để phân biệt và tránh nhầm lẫn với các loại bảo hiểm khác.
Thứ hai, quy định về nguyên tắc ” Thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ” theo quy định này có thể hiểu là thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức hay cũng có thể là các cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, tham gia thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và cam kết mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ ngay sau khi tổ chức này được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Bởi vì tính chất của bảo hiểm tương hỗ là các thành viên cùng tham gia đóng bảo hiểm nên theo đó họ có qyền được giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ nhằm đảm bảo hoạt động bảo hiểm công khai và minh bạch bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong công ty.
Thứ tư, đó là ” tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn và tài sản của mình” đây là quy định hợp lý bởi vì ngay từ nguyên tắc đầu tiên đã khẳng định tổ chức bảo hiểm tương hỗ có tư cách pháp nhân mà một trong những yếu tố và đặc điểm của pháp nhân là tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình.
Theo đó để đảm bảo quá trình hoạt động của tự tổ chức bảo hiểm tương hỗ thì cần thực hiện theo những nguyên tắc do pháp luật quy định cụ thể.
3. Nội dung về Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ:
– Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; biểu tượng của tổ chức bảo hiểm tương hỗ (nếu có).
+ Mục đích thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+ Lĩnh vực, phạm vi, địa bàn hoạt động; thời gian hoạt động;
+ Xác định tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của các thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+ Cơ chế biểu quyết của các thành viên;
+ Tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ; người đại diện trước pháp luật;
+ Vốn thành lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ; phương thức đóng góp, hoàn trả vốn thành lập và các chi phí liên quan đến việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
+
+ Cơ cấu tổ chức, bộ máy, chế độ làm việc của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; chế độ đãi ngộ của người quản trị, điều hành; thể thức bầu cử, thông qua quyết định; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
+ Các nội dung khác của Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ do các thành viên thoả thuận nhưng không được trái với với quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể căn cứ trên thực tế chúng ta thấy điều lệ là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với thành viên trong tổ chức bảo hiểm tương hỗ với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp
Theo quy định thì ta thấy việc lập ra điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải có đầy đủ các nội dung cụ thể trên, đê đảm bảo được những yếu tố và thông tin cần thiết đối với loại bảo hiểm này trong quá trình hoạt động về sau. Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ còn nhằm mục đích như đối với nhưng trường hợp có tranh chấp xảy ra, điều lệ là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra theo quy định của pháp luật thì khi thay đổi nội dung điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ cần phải được các thành viên trong tổ chức bảo hiểm tương hỗ thông qua với tỷ lệ thể hiện ý chí của đa số thành viên trong tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Và Điều lệ phải được tổ chức bảo hiểm tương hỗ thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như lưu giữ tại trụ sở chính để mọi thành viên đều có thể tiếp cận, trích lục…
Điều kiện rất cần thiết và không thể bỏ qua ở đây về điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ đó là điều lệ đề ra phải phù hợp với các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan như luật doanh nghiệp, luật bảo kinh doanh bảo hiểm, luật thuế…
Như chúng ta đã biết về khái niệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như chúng tôi đã nêu tại mục 1 và đối với trường hợp này có thể thấy các thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do các thành viên sáng lập xây dựng khi chuẩn bị thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và phải có chữ ký của các thành viên sáng lập.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật kinh doanh bảo hiểm 2019
Nghị định Số: 18/2005/NĐ-CP quy định viện thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ