Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm cho trẻ em được tham gia và các vấn đề về trẻ em và liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em 2016.
Những yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm cho trẻ em được tham gia và các vấn đề về trẻ em và liên quan đến trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em 2016.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017 quy định về quyền và bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dịch, gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
Trẻ em theo Luật trẻ em 2016 là những người dưới 16 tuổi, trẻ em là đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt và bảo vệ; trẻ em có quyền tham gia bày tỏ ý kiến hoặc thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề trẻ em.
Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em, liên quan đến trẻ em sau đây một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em:
+ Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
+ Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;
+ Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.
Việc tham gia vào các vấn đề trẻ em hoặc liên quan tới trẻ em có thể được thể hiện dưới các hình thức sau:
+ Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;
+ Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội, Đoàn; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em;
+ câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;
+ Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.
Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quan tâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp;
+ Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng;
+ Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em;
+ Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được lắng nghe, tiếp nhận, xem xét, giải quyết và phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực.
Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm.