Bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể trong thi hành án dân sự. Quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự 2008;
2. Luật sư tư vấn:
Bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể trong thi hành án dân sự được hiểu là hoạt động của các cơ quan Tòa án, thi hành án, trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh… sử dụng nhiều biện pháp khác nhau trong thi hành án dân sự nhằm làm cho các quyền, lợi ích của đương sự và những chủ thể liên quan được bảo vệ trước những sự xâm hại khác nhau. Có 4 yếu tố để đảm bảo quyền, lợi ích của các chủ thể, đó là:
+ Đổi mới về tổ chức hoạt động và xác định được đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thi hành án;
+ Cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan thi hành án với Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các chủ thể khác;
+ Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về thi hành án: nguyên tắc, trình tự, thủ tục, các biện pháp bảo đảm, các biện pháp cưỡng chế…
+ Đảm bảo xã hội hóa, đẩy nhanh việc xã hội hóa thi hành án dân sự (thành lập mô hình thừa phát lại…)
Đối với các chủ thể, khi thực hiện quyền khởi kiện dân sự mục đích cuối cùng cũng chỉ là để đòi lại lợi ích chính đáng mà mình được hưởng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bên thua kiện cũng ngay lập tức thi hành bản án, quyết định một cách tự nguyện và nhanh chóng đúng trong thời hạn được ấn định. Có không ít trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có những hành vi can thiệp, cản trở, gây trở ngại hoạt động thi hành án, làm trái pháp luật trong thi hành án… Đây được coi là các hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự, được hiểu chung nhất là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý, vi phạm các quy định của pháp luật thi hành án dân sự và cản trở, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự. Các hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự phải là hành vi cố ý vi phạm các quy định của pháp luật thi hành án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức và phải được thực hiện trong quá trình thi hành án dân sự và phải cản trở, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự. Đó có thể là những vi phạm hành chính hoặc những hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tương ứng với các hành vi đó, có hai biện pháp xử lý đó là xử lý về hành chính và xử lý về hình sự đối với hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự.
Đối tượng có thể bị xử phạt hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thi hành án dân sự mà không phải là tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thi hành án dân sự của các cá nhân, tổ chức mà không phải là tội phạm đều là đối tượng bị xử phạt. Cần nhấn mạnh rằng hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định. Cụ thể trong hoạt động thi hành án dân sự, chỉ có những hành vi được quy định tại Điều 162
Thứ nhất, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.
Thứ hai, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng;
“+ Không thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú;
+ Không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án”
Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
“- Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
– Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
– Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
– Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự”.
Thứ tư, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
“- Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
– Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
– Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập”.
Thứ năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
“- Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
– Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
– Hủy hoại tài sản đã kê biên;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
– Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
– Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay”.
Thứ sáu, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
“- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
– Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ”.
Thứ bảy, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.
Thứ tám, biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi: Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự hiện nay được quy định cụ thể từ Điều 66 đến Điều 73 của Nghị định 110/2013/NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP bao gồm: cơ quan thanh tra chuyên ngành Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự, Uỷ ban nhân dân các cấp, và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục xử phạt: lập
* Xử lý về hình sự:
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định, không tự nguyện thi hành các quyết định thi hành án; cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại không thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên; người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc chấp hành viên thi hành trái pháp luật, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên, thủ trưởng cơ quant hi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra các quyết định về thi hành án trái pháp luật, chấp hành viên không thi hành án đúng bản án, quyết định của tòa án, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm quy chế chấp hành viên ở mức nghiêm trọng.
Người có hành vi vi phạm về thi hành án có thể bị khởi tố hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo quy định tại Chương XXII “
Người có hành vi vi phạm về thi hành án gây thiệt hại cho người khác thì ngoài việc phải bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự, còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.