Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách đột phá tại Việt Nam kể từ khi được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Chi trả dịch vụ môi trường rừn là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấpdịch vụ. Vậy báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Báo cáo quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện nay được quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
- Tổ chức lập báo cáo quyết toán và cơ quan thẩm định
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các cấp, tổ chức không phải là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 85/2012/TT-BTC.
+ Chủ rừng được xác định là tổ chức nhà nước lập và nộp báo cáo quyết toán về cơ quan quản lý trực tiếp để xét duyệt. Chủ rừng là tổ chức không thuộc nhà nước thực hiện theo chế độ báo cáo quyết toán đối với loại hình tổ chức đó.
+ Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập tờ khai tự quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, gửi Quỹ bảo vệ và phát triển rừng sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm thực hiện theo mẫu biểu số 4 ban hành kèm Thông tư này.
- Thời gian để khóa sổ lập báo cáo quyết toán, biểu mẫu báo cáo quyết toán và thời gian nộp
+ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh sẽ tiến hành khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán được thực hiện đến ngày 30/4 năm sau. Báo cáo quyết toán lập theo mẫu biểu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, nộp cho cơ quan tài chính quản lý trực tiếp trước ngày 31/5 năm sau.
+ Chủ rừng là tổ chức, tổ chức không phải là chủ rừng sẽ được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập báo cáo, biểu mẫu báo cáo và thời gian nộp báo cáo theo quy định về quản lý tài chính đối với từng loại hình tổ chức đó.
- Thời gian để xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.
Trên đây là tư vấn về báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 04/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
2. Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như thế nào?
Quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Khoản 4 Điều 71 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, cụ thể như sau:
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 14 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán được thực hiện đến ngày 30 tháng 6 năm sau, nộp cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 15 tháng 7 năm sau;
- Chủ rừng được xác định là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng lập báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 15 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này, nộp cơ quan quản lý trực tiếp và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm sau;
- Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm trong việc quản lý rừng khóa sổ kế toán, lập và nộp báo cáo theo quy định về quản lý tài chính đối với từng loại hình tổ chức;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở) hoặc Sở Tài chính (trường hợp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) sẽ tiến hành xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
- Cơ quan quản lý trực tiếp xét duyệt báo cáo đối với quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức trực thuộc;
- Cơ quan tài chính cấp huyện sẽ có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng;
- Thời gian để xét duyệt quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.
Trên đây là tư vấn về quyết toán tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như thế nào. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 04/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
3. Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp 2017, Điều 57 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất thủy điện sẽ phải có trách nhiệm chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện.
- Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải có trách nhiệm chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.
- Cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân hiện đang kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng, bao gồm:
- Các hoạt động liên quan đến dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng.
- Tổ chức, cá nhân hiện đang hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải có trách nhiệm chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản.
- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Lâm nghiệp 2017;
– Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp;
– Thông tư số 85/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ trưởng Bộ Tài chính.
THAM KHẢO THÊM: