Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mới nhất để làm gì? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 2021? Hướng dẫn lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mới nhất?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chính vì vậy mà hằng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện tổng kết báo cáo về tình hình ô nhiễm môi trường, khí hậu để có những kiến nghị, đề xuất bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu!
1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?
Một văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là mẫu nêu thực trạng, kết quả, nguyên nhân về công tác BVMT, ứng phó BĐKH
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mới nhất để làm gì?
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là mẫu dùng để tổng kết, đánh giá lại công tác bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra phương án, giải pháp khắc phụ
3. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày ……tháng …..năm ..
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ………..
——-
Số:………..
Báo cáo tình hình ứng phó biến đổi khí hậu
BÁO CÁO
TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN ……………
Thực hiện
Trên cơ sở báo cáo của các ngành, UBND tỉnh báo cáo tổng kết, đánh giá công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên (QLTN), bảo vệ môi trường (BVMT) giai đoạn ……….. và xây dựng nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn… trên địa bàn tỉnh và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Tiểu ban nội dung Đại hội lần thứ … Đảng bộ tỉnh thực hiện ý kiến của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường, như sau:
I. Đánh giá thực trạng công tác ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT trong nhiệm kỳ ………..
1. Đánh giá chung tình hình chủ động ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT
Trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, để chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện các luật theo đúng chức năng và thẩm quyền được giao.
Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và ứng phó với BĐKH đã có nhiều chuyển biến và hoạt động trên diện rộng, có chiều sâu góp phần làm nâng cao nhận thức về BVMT, QLTN và ứng phó với BĐKH của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
2. Đánh giá cụ thể tình hình ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT
a) Chủ động ứng phó với BĐKH
* Triển khai các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trọng điểm về ứng phó với BĐKH, nước biển dâng trên địa bàn tỉnh:
– Thực hiện Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, và Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành:
* Công tác hợp tác, liên kết vùng, huy động nguồn lực đầu tư ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
– Quyết định số ……….. ngày ……….của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm ……..tỉnh …………
– Quyết định……… ngày ………của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tỉnh …………
b) Quản lý tài nguyên
* Đối với lĩnh vực đất đai
Thực hiện Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm…nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Đối với lĩnh vực tài nguyên nước
Triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, UBND tỉnh đã ban hành:
+ Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 25/8/2010 về việc tăng cường công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2538/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 về bổ sung một số nội dung vào Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh ………..;
* Đối với công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo
– Thực hiện Nghị quyết số 09–NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm… , UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 18/6/2012 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và phân công cụ thể nhiệm vụ, xác định rõ thời gian hoàn thành và trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan trên từng lĩnh vực trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.
c) Công tác bảo vệ môi trường
– Thực hiện Chương trình MTQG về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn. Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm … , tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT.
* Quản lý chất thải rắn (CTR), ô nhiễm môi trường
UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp kịp thời kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị vi phạm xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục hậu quả, kiến nghị xử lý vi phạm.
Công tác bảo vệ đa dạng sinh học được tăng cường, nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học được cấp kinh phí triển khai thực hiện. Chỉ đạo thực hiện Chương trình quan trắc môi trường hằng năm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
3. Đánh giá kết quả thực hiện
a) Kết quả đã đạt được
* Chủ động ứng phó với BĐKH
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm năng lượng, ít phát thải khí nhà kính được tăng cường. Nhận thức của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân, cộng đồng về tác động của BĐKH và trách nhiệm ứng phó với BĐKH được chuyển biến tích cực.
* Lĩnh vực khoáng sản
Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đi vào ổn định. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi; đặc biệt là khoáng sản crom; đất san lấp, quặng sắt và đá làm VLXD thông thường.
* Về lĩnh vực tài nguyên nước
Công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực: Tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với … đơn vị, doanh nghiệp (vượt…% kế hoạch); công tác đo triều mặn qua các năm … đã thực hiện theo đúng kế hoạch, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành. Sản phẩm giao nộp đảm bảo chất lượng, số lượng theo Kế hoạch được phê duyệt;
* Lĩnh vực biển, hải đảo
Công tác tuyên truyền quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến tích cực. Tình trạng xả nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường ở các xã ven biển trên địa bàn tỉnh được cải thiện, nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường của chính quyền và nhân dân các huyện ven biển được nâng lên.
* Về lĩnh vực BVMT
Công tác BVMT đã được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Từng bước khắc phục được các tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, các bệnh viện và nơi công cộng; xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường.
b) Tồn tại, khó khăn
* Về lĩnh vực đất đai
Hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn…-…, Kế hoạch sử dụng đất 05 năm .
Công tác kiểm tra sau giao đất, cho thuê đất chưa thường xuyên, một số doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không đưa đất vào sử dụng.
* Về lĩnh vực tài nguyên nước
Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn ở cấp huyện và đa phần là kiêm nghiệm phụ trách do đó không dành nhiều thời gian cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn chưa thực sự đạt kết quả, do đó còn nhiều tổ chức, đơn vị chưa thực hiện việc đăng ký, xin cấp phép theo quy định;
* Về lĩnh vực BVMT
Công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tăng cường, chỉ đạo quyết liệt nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm. Việc chấp hành pháp luật BVMT của một số đơn vị chưa nghiêm túc, thực hiện không đầy đủ theo quy định; tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng một số cơ sở vẫn xảy ra, chưa được xử lý dứt điểm, còn phát sinh thêm cơ sở mới.
c) Nguyên nhân
– Hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản có nhiều bất cập.
– Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, chưa bố trí đủ nhân lực, trang thiết bị, kinh phí tương xứng với nhiệm vụ được giao.
II. Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường ứng phó với BĐKH, nhiệm kỳ
1. Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH, QLTN và BVMT
– Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường từ tỉnh đến cơ sở theo các quy định của Trung ương; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho cán bộ công chức làm công tác BVMT, QLTN và BĐKH;
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.
– Đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo các thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường được công bố công khai và thực hiện tại bộ phận “Một cửa” theo đúng quy định, đúng yêu cầu của các văn bản pháp quy liên quan và theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, hình thành ý thức chủ động ứng phó BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT
– Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, cacbon thấp, hài hòa, thân thiện với môi trường; phát huy vai trò của cộng đồng trong BVMT, QLTN và ứng phó với BĐKH.
3. Tăng cường hợp tác, đa dạng hóa nguồn lực tài chính và đầu tư có hiệu quả
– Tích cực huy động mọi nguồn lực quốc tế, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai, nâng cao năng lực trong phòng chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai, ứng phó với BĐKH.
– Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ của quốc tế. Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như UNDP, WB, ADB, WHO, … về BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học, … Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với BĐKH.
– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
5. Chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do rủi ro thiên tai
– Tăng cường hệ thống quan trắc, theo dõi cảnh báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm cả hệ thống thông tin trên cơ sở trang thiết bị hiện đại và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn được nâng lên;
6. Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia
– Thực hiện hiệu quả công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp (2011-2020), kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm. Tập trung hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách đất đai.
7. Tăng cường phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
– Quản lý chặt chẽ ngay từ khi xây dựng, phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng các báo cáo đánh giá tác động môi trường để sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển;
– Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
– Đánh giá, kiểm soát chất lượng, trữ lượng nguồn nước, có kế hoạch khai thác hợp lý nhằm sử dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống.
Nơi nhận:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường (để báo cáo);
– T. tr Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
– Các sở: TN&MT, KH&ĐT, TC;
– Lưu: VT, Pg NN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu mới nhất?
– Nội dung báo cáo gồm 2 phần lớn:
+ Đánh giá thực trạng công tác ứng phó với BĐKH, QLTN, BVMT
+ Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường ứng phó với BĐKH, nhiệm kỳ
Như vậy, việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khi hậu được nêu rõ trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu khi thực hiện trong toàn nhiệm ký 05 năm!