Bằng trung cấp dược có mở quầy thuốc được không? Bán thuốc tây cần bằng cấp gì? Quy trình, thủ tục và điều kiện để mở cơ sở bán lẻ thuốc.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về việc mở quầy thuốc tây bằng Bằng trung cấp và điều kiện để mở quầy bán thuốc tây theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật y tế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Do đó, có rất nhiều quầy thuốc được mở ra nhưng từ phía người có nhu cầu muốn mở quầy thuốc không biết cần phải làm những gì, đến cơ quan nào, cần điều kiện gì để mở được quầy thuốc kinh doanh. Với người có nhu cầu mua thuốc cũng không biết rõ quầy thuốc mình đang mua có mở đúng quy định pháp luật hay không? Biết được những vấn đề thắc mắc về pháp lý này, đội ngũ luật sư và chuyên viên công ty Luật Dương Gia chúng tôi đã thống nhất đưa ra bài phân tích sau nêu rõ những điều kiện mở quầy thuốc, bán thuốc tây cần có bằng cấp gì? Giúp những người có nhu cầu mở quầy thuốc dễ dàng tìm hiểu và hệ thống những bước mình cần làm và chuẩn bị hồ sơ tài liệu, giúp người có nhu cầu mua thuốc biết được quầy thuốc thành lập ra cần những gì theo đúng quy định pháp luật và xác định được quầy thuốc được mở ra có đảm bảo kinh doanh và đáp ứng nhu cầu mua thuốc của mình hợp pháp hay không.
Tư vấn thủ tục, điều kiện mở quầy bán thuốc tây mới nhất năm 2021: 1900.6568
Thứ nhất, bằng trung cấp dược có mở quầy thuốc được không?
Căn cứ theo quy định tại Luật Dược năm 2016: quầy thuốc là một trong số các hình thức của cơ sở bán lẻ thuốc.
Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược để mở được quầy thuốc căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật dược năm 2016. Để mở được quầy thuốc cần có cá nhân ra chịu trách nhiệm chuyên môn, người này theo quy định cần phải có một trong các văn bằng sau: có thể là bằng dược sỹ hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và đặc biệt cần có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược được mở hợp pháp theo quy định của pháp luật. Thực hành chuyên môn chủ yếu với những nọi dung sau: bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.
Theo đó, từ phân tích trên chúng ta có thể thấy với bằng trung cấp dược có được mở quầy thuốc nhưng cần có thêm 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp. Ví dụ: Bạn A vừa ra trường có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, bạn A cần điều kiện gì để được mở một quầy thuốc? Bạn A cần có thêm 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp như ở các quầy thuốc khác.
Thứ hai, để bán thuốc tây cần điều kiện bằng cấp gì hay không?
Để mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây đầu tiên, người có nhu cầu cần lắm bắt được điều kiện mở là gì? Và có nguyện cọng mở loại hình kinh doanh nào? (nhà thuốc hay quầy thuốc, bởi vì giữa nhà thuốc và quầy thuốc là hai mô hình bán thuốc kinh doanh về dược khác nhau).
Điều kiện đối với người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược năm 2016 như sau:
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc cần phải đáp ứng điều kiện là có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược hay còn được gọi là Bằng dược sỹ và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể cùng là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc, dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Dược lâm sàng là những dịch vụ mà người dược sỹ thực hành tại nhà thuốc.
– Người đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp chuyên môn chính về dược tại quầy thuốc nơi mình muốn mở quầy phải đáp ứng điều kiện có bằng tốt nghiệp chuyên ngành dược từ trung cấp trở lên và điều kiện thứ hai là có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp như tại các quầy thuốc, cơ sở bán buôn lẻ thuốc khác.
Tóm tắt các bước để mở được quầy thuốc hoặc hiệu thuốc tây hợp pháp (chúng tôi muốn phân tích chủ yếu xoay quanh cơ sở bán lẻ thuốc) gồm các bước sau:
Bước 1: Cần thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định, để doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này, cần tuân thủ những quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014 về thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lưu ý thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp, chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thành lập của công ty, hiện nay với mô hình mở hiệu thuốc trên, các doanh nghiệp thường lựa chọn loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên), Công ty Cổ phần, hoặc có thể thành lập hộ kinh doanh với ngành nghề bán lẻ thuốc.
- Lưu ý thứ hai, chọn tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mong muốn từ phía người lập, nhưng lưu ý cần kiểm tra lại tên công ty trên trang: dangkykinhdoanh.gov.vn để tránh tình trạng trùng tên với doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.
- Lưu ý thứ ba, chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, với hoạt động bán lẻ thuốc tây có thể tham khảo những mã ngành trong hệ thống ngành nghề kinh doanh số 4 như sau:
+ 4772: Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh (chi tiết: Bán lẻ thuốc chữa bệnh)
- Chọn mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tương ứng với ngành nghề kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh này không đòi hỏi người mở doanh nghiệp cần đáp ứng vốn pháp định.
- Soạn điều lệ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25
Luật doanh nghiệp năm 2014 có đề cập.
Bước 2: để mở hiệu thuốc hay quầy thuốc gọi chung là cơ sở bán lẻ thuốc doanh nghiệp cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Thứ nhất: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược (doanh nghiệp lấy mẫu đơn này trong mẫu số 19 phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành);
– Thứ hai: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở bán lẻ thuốc, tài liệu này bao gồm nội dung về mô hình hình vẽ cơ sở bán lẻ thuốc, các dụng cụ thiết bị phục vụ bán lẻ như: cách bày trí tủ thuốc, nơi đặt thiết bị bảo quản thuốc… về nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc và một số tài liệu chuyên môn kỹ thuật kèm theo;
– Thứ ba: Doanh nghiệp cần chuẩn bị Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (do UBND cấp quận/huyện cấp) ;
– Cuối cùng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của người đứng ra đảm nhận và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại cơ sở muốn mở.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ trên nộp lên Sở y tế nơi doanh nghiệp muốn đặt cơ sở bán lẻ thuốc. Sở y tế sẽ cử người xuống trực tiếp tại cơ sở để xác minh cơ sở theo quy định của pháp luật và theo hồ sơ đã gửi đầy đủ trước đó. Nếu cơ sở của doanh nghiệp đáp ứng hết điều kiện, Sở y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, nếu không đáp ứng điều kiện Sở y tế gửi công văn yêu cầu khắc phục.
Mục lục bài viết
1. Không có bằng dược sỹ có được mở hiệu thuốc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi học bên quản trị kinh doanh và muốn mở 1 quầy thuốc và thuê dược sĩ để bán. Tôi chỉ quản lí và không trực tiếp bán thì phải cần những điều kiện cần và đủ gì để mở quầy được?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 23 Luật dược 2005 quy định:
1. Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ.
Điều 25 Luật dược 2005 quy định:
1. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
a) Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
b) Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
d) Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
2. Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên; tại điểm d khoản 1 Điều này phải có chuyên môn về y, dược.
Theo quy định này, điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mở 1 quầy thuốc nên bạn phải đáp ứng được điều kiện là dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên. Trong khi đó, bạn học bên quản trị kinh doanh nên không đáp ứng được điều kiện về chuyên môn của chủ cơ sở để mở cơ sở bán lẻ thuốc.
Do đó, bạn không thể mở quầy thuốc đứng tên mình làm chủ cơ sở.
Pháp luật cũng nghiêm cấm việc thuê, mượn, giả mạo bằng dược sĩ mở cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc có hành vi giả mạo, thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược. Ngoài ra, còn áp dụng hình phạt bổ sung tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
2. Tốt nghiệp cao đẳng dược có thể mở quầy thuốc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào cô,chú luật…cháu xin hỏi là cháu tốt nghiệp cao đẳng Dược,cháu có thể mở được quầy thuốc không và cháu cần những giấy tờ gì ạ…cháu cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bạn muốn mở 1 quầy thuốc nên bạn phải đáp ứng được điều kiện là dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên. Theo quy định của Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016 quy định về điều kiện đối với cơ sở bán lẻ dược liệu như sau:
–Về cơ sở vật chất
+ Có địa điểm cố định, diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 25 m2, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; phải có khu vực trưng bày, khu vực bảo quản dược liệu.
+ Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
– Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc.
– Nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ dược liệu, hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
– Thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì dưới 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
–Về nhân sự
+ Có đủ nhân viên trình độ phù hợp với công việc được giao, trong đó có ít nhất có một người trình độ từ dược tá trở lên.
+ Tất cả nhân viên phải thường xuyên được đào tạo, tập huấn chuyên môn, cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý dược liệu.
– Mặt hàng dược liệu kinh doanh
Cơ sở bán lẻ chỉ được bán các dược liệu được mua tại các cơ sở có đủ điều kiện kinh doanh dược liệu; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có bao bì, ghi nhãn; không được bán các dược liệu có độc tính chưa qua chế biến.
Ngoài những điều kiện mà bạn đang có, bạn cũng phải đảm bảo thêm những điều kiện mới nêu trên.
Khoản 1 Điều 23 Luật dược 2005 cũng quy định:
“Chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ.”
Điều 25 Luật dược 2005 quy định:
1. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
a) Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
b) Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
c) Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
d) Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
đ) Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
2. Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này phải có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên; tại điểm d khoản 1 Điều này phải có chuyên môn về y, dược.
Theo quy định này, điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc phải phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán lẻ. Nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì bạ có thể mở quầy thuốc với bằng cao đẳng dược.
Thứ hai, giấy tờ cần chuẩn bị bạn có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Nghị định 79/2006/NĐ-CP quy định về các văn bằng, chứng chỉ cần có:
“Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có một trong các văn bằng sau đây tuỳ theo yêu cầu đối với từng hình thức tổ chức kinh doanh thuốc:
a) Bằng tốt nghiệp đại học dược;
b) Bằng tốt nghiệp trung học dược;
c) Văn bằng dược tá;
d) Bằng tốt nghiệp trung học y;
đ) Bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học;
e) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học về y học cổ truyền;
g) Các loại văn bằng về lương y, lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền và trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền.
Các loại văn bằng quy định tại điểm g khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.”
– Có đạo đức nghề nghiệp
– Có đủ sức khỏe để hành nghề dược.
Thủ tục xin mở Quầy thuốc có thể căn cứ theo quy định tại Điểm 1 Khoản 6 Điều 1 Nghị định 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ) gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo mẫu do Bộ Y tế quy định (mẫu số 4a/ĐĐN-ĐĐKKD phụ lục 1 Thông tư 10/2013/TT-BYT ngày 29/3/2013);
– Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu xác nhận (nếu là doanh nghiệp);
– Tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh đề nghị kiểm tra theo quy định của Bộ Y tế đối với trường hợp phải thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc.
3. Thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin được hỏi: Việc kinh doanh Nhà Thuốc quá 24h có được không? Tại sao vẫn có cửa hàng tiện lợi mở 24h nhưng nhà thuốc của em thì các anh Công an Phường không cho và làm sao để đăng kí mở cửa 24h như các cửa hàng tiện lợi được?
Luật sư tư vấn:
Trước đây theo Luật Dược 2005 thì Nhà nước chưa có quy định cụ thể về việc nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ. Hiện nay, Luật Dược 2016 đã có quy định cụ thể về việc Nhà nước khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ.
Căn cứ Khoản 9 Điều 7 Luật Dược 2016 quy định về chính sách của Nhà nước về dược như sau:
“9. Khuyến khích chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc; phát triển mạng lưới lưu thông phân phối, chuỗi nhà thuốc, bảo quản và cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân; khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ.
Ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”
Theo đó, Nhà nước khuyến khích chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc; phát triển mạng lưới lưu thông phân phối, chuỗi nhà thuốc, bảo quản và cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân; khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ. Do đó, Nhà nước khuyến khích nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ. Vì vây, bạn hoàn toàn có thể đăng ký hoạt động quầy thuốc, nhà thuốc hoạt động 24/24 giờ như các cửa hàng tiện lợi.
Việc đăng ký hoạt động nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ thì bạn cần đăng ký với Sở Y tế về việc mở cửa 24/24h để phục vụ nhu cầu thuốc điều trị của người bệnh.
Luật sư tư vấn thủ tục mở nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động 24/24 giờ:1900.6568
Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh nhà thuốc bạn cần chuẩn bi theo các bước như sau:
– Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
+
+ Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
+ Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
+ Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược