Nhà nước thực hiện công tác quản lý người dân, phát triển đất nước bằng việc xử ra các cá nhân có năng lực, để hoạt động trong cơ quan Nhà nước, thực hiện quản lý Nhà nước. Một trong những đối tượng giúp Nhà nước thực hiện chức năng của mình là cán bộ không chuyên trách cấp xã.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm cán bộ không chuyên trách cấp xã:
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã là những cán bộ làm việc trong biên chế nhà nước, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đảm nhận các chức vụ trong bộ máy hành chính cấp xã, phương thông qua con đường bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn và cùng một lúc được quyền kiêm nhiệm nhiều công việc mà không cần xác định rõ chuyên môn cụ thể trong công việc hay chức danh đang đảm nhiệm.
– Có thể hiểu, cán bộ không chuyên trách cấp xã là những cá nhân hoạt động, làm việc trong cơ quan Nhà nước cấp xã. Nếu cán bộ chuyên trách cấp xã là những đối tượng được giao đảm nhiệm những công việc, nhiệm vụ nhất định, tức khi bắt đầu vào cơ quan Nhà nước cấp xã làm việc, cán bộ chuyên trách đã xác định được công việc mà mình phải đảm nhận là gì; thì cán bộ không chuyên trách cấp xã làm việc mà không cần xác định rõ chuyên môn, công việc cụ thể mà họ phải đảm nhiệm.
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã là đối tượng hoạt động, làm việc một cách linh hoạt. Như phân tích ở trên, họ không được xác định một nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Mà chỉ cần trong chuyên và khả năng, họ có thể đảm nhận những hoạt động, công việc khác nhau.
– Ở từng địa phương, trong cơ quan Nhà nước cấp xã luôn có những cán bộ không chuyên trách. Đây là một trong những chủ thể tạo nên hệ thống quản lý cấp xã ở từng địa phương. Theo đó, họ sẽ đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ nhận định theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cấp trên.
2. Trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ không chuyên trách cấp xã:
Để trở thành cán bộ không chuyên trách cấp xã, các cá nhân phải đảm bảo tuân thủ nhiệm vụ nhất định sau đây:
Thứ nhất, cán bộ không chuyên trách phải chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây được xem là nhiệm vụ kiên quyết nhất. Bởi lẽ, cán bộ không chuyên trách cấp xã là chủ thể hoạt động trong bộ máy hành chính Nhà nước, thực hiện các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đưa ra để phục vụ đời sống người dân, quản lý trật tự xã hội.
Thứ hai, để trở thành một cán bộ không chuyên trách cấp xã, cá nhân phải đảm bảo đời sống cá nhân lành mạnh, tôn trọng nhân dân, luôn giữ thái độ tận tụy để phục vụ nhân dân. Đây là điều kiện bắt buộc đối với cá nhân. Bởi họ sẽ là chủ thể đại diện cho Nhà nước quản lý hoạt động dân cư. Nếu không có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, họ sẽ không thể hoàn thành tốt chức trách của mình, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho công tác quản lý đất nước của cơ quan Nhà nước.
Thứ ba, khi trở thành cán bộ không chuyên trách cấp xã, cá nhân phải có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức. Tức họ phải gương mẫu trong việc thực hiện nề nếp, kỷ luật chung của chính quyền địa phương nơi mình hoạt động. Đồng thời, họ phải giữ gìn và bảo vệ tài sản công, bảo vệ những bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, cán bộ không chuyên trách cấp xã phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ để nhằm hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Khi trở thành một cán bộ không chuyên trách, các cá nhân phải đảm bảo những công việc, nhiệm vụ linh hoạt do cấp trên giao phó. Những hoạt động mà họ thực hiện đều nhằm mục đích thực hiện tốt công tác quản lý đất nước của Nhà nước. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, họ phải không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Không chỉ vậy, các cá nhân này còn phải tiến hành hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm những tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước đã được giao để thực hiện nhiệm vụ được giao. Với công việc được giao, các đối tượng này phải hoạt động một cách nghiêm túc. Nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, có xảy ra sai sót, cơ quan không chuyên trách cấp xã sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .
Như vậy, có thể thấy, nhiệm vụ của cơ quan không chuyên trách cấp xã là trở thành một tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện các quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chăm chỉ tham gia sinh hoạt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân tại nơi cư trú. Họ sẽ hỗ trợ Nhà nước trong hoạt động quản lý đời sống người dân, phát triển đất nước.
3. Chức năng, vai trò của cán bộ không chuyên trách cấp xã:
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những đối tượng sau đây: Bí thư Đảng ủy; Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch hội nông dân (trường hợp xã, phường, thị trấn có diễn ra hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam. Những đối tượng này chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động, công việc mà cơ quan cấp trên giao phó.
– Cán bộ không chuyên trách cấp xã là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính quyền địa phương. Những cá nhân này đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ nhất định.
+ Cán bộ không chuyên trách cấp xã là những chủ thể trực tiếp hoạt động tại chính quyền xã. Công việc mà họ thực hiện mang tính chất minh họa, không ấn định cụ thể theo một nhiệm vụ nào. Vậy nên, nhiệm vụ của các chủ thể này là phải thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Sự linh hoạt trong hoạt động buộc họ phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân. Tính chính xác trong việc hoàn thành công việc cũng phải được đề cao.
+ Cán bộ không chuyên trách cấp xã có nhiệm vụ quan tâm, chăm sóc nhu cầu của người dân. Họ sẽ hỗ trợ người dân trả lời các kiến nghị, thắc mắc về chủ trương, chính xác mà Đảng và Nhà nước đưa ra. Muốn làm được điều này, cán bộ không chuyên trách cấp xã phải tiếp cận, tìm hiểu kỹ lưỡng về chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chỉ khi nắm bắt được rõ, họ mới có thể hỗ trợ người dân. Khoảng cách giữa người dân với chính sách của Nhà nước sẽ được rút ngắn, người dân sẽ nghiêm túc thực hiện chúng.
+ Vai trò quản lý đời sống dân cư, hoạt động thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước của người dân tại địa phương phải được cán bộ không chuyên trách đảm nhận tốt. Nhà nước quản lý Nhà nước thông qua việc đề ra các chủ trương, chính sách. Các quy định của pháp luật được xem là chế tài mang tính chất khuôn mẫu, buộc người dân phải nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên. trong thực tiễn, hoạt động thực thi pháp luật của người dân đôi khi không được tiến hành hiệu quả. Trước những sai phạm của người dân. cán bộ không chuyên trách cấp xã có nhiệm vụ giải thích, phân tích, hỗ trợ người dân hiểu.
+ Hiện nay, sự bình ổn trong đời sống xã hội, công tác quản lý hành chính tại các địa phương cấp xã, phường nhờ một phần rất lớn vào công tác hoạt động của cán bộ không chuyên trách cấp xã. Vậy nên , có thể thấy, cán bộ không chuyên trách cấp xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý đời sống người dân, là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống quản lý đất nước của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cán bộ không chuyên trách cấp xã có nhiệm vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Khi nhiệm vụ được các chủ thể này thực hiện và hoàn thành một cách chuẩn xác, vai trò trong công tác hỗ trợ Nhà nước quản lý đời sống người dân của đối tượng này sẽ nhận được kết quả đặc biệt sâu sắc.
4. Bảng lương người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
Loại xã | Hệ số theo mức lương cơ sở (lần) | Mức khoán phụ cấp |
Loại 1 | 16,0 | 23.840.000 |
Loại 2 | 13,7 | 20.413.000 |
Loại 3 | 11,4 | 16.986.000MMức lương hàng tháng của mỗi người đối với từng loại xã cụ thể như sau: |
Loại xã | Hệ số theo mức lương cơ sở (lần) | Mức khoán phụ cấp | Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã tối đa | Mức phụ cấp đối với từng người |
Loại 1 | 16,0 | 23.840.000 | 14 người | 1.708.857 đồng |
Loại 2 | 13,7 | 20.413.000 | 12 người | 1.701.083 đồng |
Loại 3 | 11,4 | 16.986.000 | 10 người | 1.698.600 đồng. |