Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Dưới đây là bảng giá đất tại Tây Ninh, bảng khung tính giá đất bồi thường tại tỉnh Tây Ninh theo Quyết định 35/2020/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Mục lục bài viết
1. Nội dung bảng giá đất tại tỉnh Tây Ninh:
→ Lưu ý quan trọng: Dưới đây là bảng giá đất tại Tây Ninh, bảng khung tính giá đất bồi thường tại tỉnh Tây Ninh. Đây hiện là bảng giá đất mới nhất! Nếu cón bất cứ thắc mắc gì về pháp luật đất đai, cần tư vấn luật tại Tây Ninh, hỗ trợ tra cứu giá đất tại Tây Ninh…vui lòng liên hệ với các Luật sư của chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
NGHỊ QUYẾT
VỀ BẢNG GIÁ ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2024
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh Bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Xét Tờ trình số 2565/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 về việc ban hành Bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2020 đến năm 2024; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Thống nhất thông qua Bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ năm 2020 đến năm 2024, nội dung cụ thể như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Xác định vùng, xác định loại xã và xác định vị trí đất
1. Xác định vùng, xác định loại xã, phường, thị trấn: (gọi tắt là cấp xã)
Tỉnh Tây Ninh thuộc vùng đồng bằng có 09 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 95 xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện hạ tầng giao thông, khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm huyện, tỉnh và giá trị đất tại các xã để xác định thành 03 loại xã (các phường, thị trấn và một số xã có các khu công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại đất có giá trị cao hơn các xã khác trong huyện được xác định là xã loại I, các xã còn lại được xác định là xã loại II; riêng các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu có 17 xã vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới, điều kiện hạ tầng giao thông còn khó khăn, kinh tế ít phát triển, xa trung tâm huyện, tỉnh và giá trị đất thực tế thấp hơn các xã được xác định xã loại II nên các xã này được xác định là xã loại III để áp dụng giá đất tại Bảng giá các loại đất theo 03 mức giá khác nhau) gồm: 20 xã loại I, 58 xã loại II và 17 xã loại III.
a) Thành phố Tây Ninh (07 xã loại I, 03 xã loại II):
– Xã loại I: Phường 1, phường 2, phường 3, phường IV, phường Hiệp Ninh, phường Ninh Sơn và phường Ninh Thạnh;
– Xã loại II: Thạnh Tân, Tân Bình và Bình Minh.
b) Huyện Bến Cầu (02 xã loại I, 02 xã loại II và 05 xã loại III):
– Xã loại I: Thị trấn Bến Cầu và Lợi Thuận;
– Xã loại II: An Thạnh và Long Thuận;
– Xã loại III: Long Giang, Tiên Thuận, Long Khánh, Long Chữ và Long Phước.
c) Huyện Châu Thành (02 xã loại I, 09 xã loại II và 04 xã loại III):
– Xã loại I: Thị trấn Châu Thành và Thanh Điền;
– Xã loại II: Hảo Đước, Trí Bình, An Bình, An Cơ, Đồng Khởi, Thái Bình, Thành Long, Long Vĩnh và Phước Vinh.
– Xã loại III: Biên Giới, Hòa Thạnh, Hòa Hội và Ninh Điền.
d) Huyện Dương Minh Châu (01 xã loại I, 10 xã loại II):
– Xã loại I: Thị trấn Dương Minh Châu;
– Xã loại II: Bàu Năng, Suối Đá, Lộc Ninh, Cầu Khởi, Phan, Chà Là, Truông Mít, Bến Củi, Phước Minh và Phước Ninh.
đ) Huyện Gò Dầu (01 xã loại I, 08 xã loại II):
– Xã loại I: Thị trấn Gò Dầu;
– Xã loại II: Phước Thạnh, Phước Đông, Cẩm Giang, Thạnh Đức, Phước Trạch, Bàu Đồn, Hiệp Thạnh và Thanh Phước.
e) Huyện Hòa Thành (02 xã loại I, 06 xã loại II):
– Xã loại I: Thị trấn Hòa Thành và Hiệp Tân;
– Xã loại II: Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Long Thành Nam, Trường Tây, Trường Đông và Trường Hòa.
g) Huyện Tân Biên (01 xã loại I, 06 xã loại II và 03 xã loại III):
– Xã loại I: Thị trấn Tân Biên;
– Xã loại II: Tân Lập, Thạnh Tây, Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong và Thạnh Bình;
– Xã loại III: Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Bắc.
h) Huyện Tân Châu (01 xã loại I, 09 xã loại II và 02 xã loại III):
– Xã loại I: Thị trấn Tân Châu;
– Xã loại II: Thạnh Đông, Tân Hưng, Tân Hiệp, Tân Hội, Suối Dây, Tân Phú, Tân Hà, Tân Đông và Suối Ngô;
– Xã loại III: Tân Hòa và Tân Thành.
i) Huyện Trảng Bàng (03 xã loại I, 05 xã loại II và 03 xã loại III).
– Xã loại I: Thị trấn Trảng Bàng, An Hòa và An Tịnh;
– Xã loại II: Gia Lộc, Gia Bình, Lộc Hưng, Hưng Thuận và Đôn Thuận;
– Xã loại III: Phước Chỉ, Phước Lưu và Bình Thạnh.
2. Xác định khu vực trong xã:
Mỗi loại xã được xác định thành 3 khu vực. Tiêu chí xác định khu vực: Theo cấp hạng của các tuyến đường (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã, đường bao quanh chợ, khu thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, đường liên ấp, đường nội bộ) và khả năng sinh lợi.
a) Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho đất phi nông nghiệp ở nông thôn;
b) Xác định loại khu vực: Mỗi loại xã (quy định tại khoản 1, Điều 1, Chương I) được xác định thành 3 khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã.
– Khu vực I: Đất có mặt tiền tiếp giáp với đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện; đường huyện, đường xã hoặc đường liên xã (đường nhựa có độ rộng nền đường từ 09 mét trở lên); đường bao quanh chợ, khu thương mại và dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất (trong quy định này gọi tắt là đường giao thông).
– Khu vực II: Đất tiếp giáp đường huyện, đường xã hoặc đường liên xã, các tuyến đường khác (đường nhựa hoặc đường bê tông có độ rộng nền đường từ 3,5 mét đến dưới 9 mét) và các tuyến đường đất, sỏi đỏ có độ rộng nền đường từ 9 mét trở lên.
– Khu vực III: Các khu vực còn lại không thuộc khu vực I, khu vực II.
3. Xác định loại đô thị
a) Đô thị loại III: Thành phố Tây Ninh gồm: Phường 1, phường 2, phường 3, phường IV, phường Hiệp Ninh, phường Ninh Sơn và phường Ninh Thạnh;
b) Đô thị loại IV: Thị trấn Hòa Thành và Thị trấn Trảng Bàng;
c) Đô thị loại V: Thị trấn của 6 huyện.
Trong đó: Một số tuyến đường trong các thị trấn nếu có khả năng sinh lợi cao được xếp tương đương với các tuyến đường của đô thị loại III và loại IV. Một số tuyến đường chính ngoài khu vực đô thị (thuộc xã) nhưng có vị trí thuận lợi, khả năng sinh lợi cao, giá đất được xác định cụ thể theo từng tuyến đường.
Khi có thay đổi địa giới hành chính, xếp loại đô thị thì việc xác định loại đô thị thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Xác định loại đường giao thông ngoài đô thị
a) Quốc lộ: Đường do Trung ương quản lý;
b) Tỉnh lộ: Đường do tỉnh quản lý;
c) Đường huyện, đường liên huyện (không thuộc tỉnh lộ): Đường do huyện quản lý;
d) Đường xã (đường giao thông nối từ trung tâm xã đến khu dân cư của ấp hoặc đường nối các cụm dân cư giữa các ấp trong xã): Đường do xã quản lý;
đ) Đường liên xã (không thuộc đường huyện, đường liên huyện): Đường giao thông nối các xã liền kề do huyện quản lý;
e) Đường nội bộ trong ấp: Đường nội bộ trong tổ dân cư.
5. Xác định vị trí đất:
a) Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp trong từng loại xã được xác định thành 03 vị trí, từ vị trí 1 đến vị trí 3 theo tiêu chí độ rộng nền đường (bắt đầu từ đường 09 mét và từ đường 3,5 mét đến dưới 09 mét) và khoảng cách từ mép đường hiện trạng theo chiều sâu vào mỗi bên.
– Vị trí 1: Đất nông nghiệp nằm ở một trong những vị trí sau:
+ Đối với các thửa đất nông nghiệp tiếp giáp mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên huyện; đường xã, đường liên xã có độ rộng nền đường từ 09 mét trở lên tính từ mép đường hiện trạng vào sâu mỗi bên 100 mét (các thửa đất không tiếp giáp mặt tiền đường nhưng nằm trong phạm vi 100 mét, cùng loại đất, cùng một chủ sử dụng đất có thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường cũng được tính vị trí 1);
+ Đối với các thửa đất nông nghiệp nằm trên các tuyến đường có quy hoạch đất ở, tiếp giáp mặt tiền đường có độ rộng nền đường từ 06 mét trở lên tính từ mép đường hiện trạng vào sâu mỗi bên 50 mét (các thửa đất không tiếp giáp mặt tiền đường nhưng nằm trong phạm vi 50 mét, cùng loại đất, cùng một chủ sử dụng đất có thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường cũng được tính vị trí 1);
+ Đối với các thửa đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất ở đô thị (trong các thị trấn, các phường thuộc huyện, thị xã, thành phố).
+ Đối với các thửa đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất ở nông thôn tiếp giáp mặt tiền đường có độ rộng nền đường từ 3,5 mét trở lên.
2. Bảng giá đất của tỉnh Tây Ninh có hiệu lực đến bao giờ?
Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Hiện nay Tây Ninh đã ban hành bảng giá đất mới, áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
3. Bảng khung tính giá đất của tỉnh Tây Ninh dùng để làm gì?
Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
– Tính thuế sử dụng đất.
– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
4. Hướng dẫn tra cứu giá đất tại Tây Ninh và các lưu ý:
– Bước 1: Tải bảng khung tính giá đất được đính kèm theo bài viết này
– Bước 2: Xác định vị trí đất cần tra cứu (theo sổ đỏ, theo bản đồ thửa đất…)
– Bước 3: Xác định giá đất theo bảng khung giá đất đã tải
Nếu không xác định được vị trí đất theo bảng giá đất, hoặc có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến pháp luật đất đai, yêu cầu tra cứu giá đất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6568 để được trợ giúp!
5. Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tại Tây Ninh:
Luật Dương Gia là một công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ
Quý khách hàng tại Tây Ninh để được
Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề đất đai tại Tây Ninh:
+ Tư vấn các quy định của pháp luật đất đai
+ Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
+ Tư vấn khiếu nại hành chính về đất đai
+ Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng thoả thuận, thương lượng, UBND, Toà án…
+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến bồi thường, thu hồi đất, tái định cư…
+ Các vấn đề về chuyển nhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất tại Tây Ninh…
+ Các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất đai tại Tây Ninh
Chỉ với 01 cuộc gọi từ điện thoại của mình, qua số Hotline dễ nhớ của chúng tôi: 1900.6568 mọi vấn đề về đất đai của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn – giải quyết!