Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Dưới đây là bảng giá đất tại Bình Thuận, bảng khung tính giá đất bồi thường tại tỉnh Bình Thuận mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Nội dung bảng giá đất tại tỉnh Bình Thuận:
→ Lưu ý quan trọng: Dưới đây là bảng giá đất tại Bình Thuận, bảng khung tính giá đất bồi thường tại tỉnh Bình Thuận. Đây hiện là bảng giá đất mới nhất! Nếu cón bất cứ thắc mắc gì về pháp luật đất đai, cần tư vấn luật tại Bình Thuận, hỗ trợ tra cứu giá đất tại Bình Thuận…vui lòng liên hệ với các Luật sư của chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2022 ĐẾN NGÀY 31/12/2024
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Đất đai.
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ ban hành về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trưởng quy định chi tiết phương pháp định giá; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn giá đất;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất;
Căn cứ Nghị quyết số 85/2019/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa X, kỳ họp thứ 9 về thông qua Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Hiệu lực áp dụng
1. Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
QUY ĐỊNH
VỀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2022 ĐẾN NGÀY 31/12/2024
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về nguyên tắc xác định giá từng loại đất và Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, là căn cứ để:
a) Tính tiền sử dụng đất khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
2. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
3. Trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá từng loại đất quy định tại Quyết định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan có chức năng xây dựng, điều chỉnh, thẩm định khung giá đất, bảng giá đất, định giá đất cụ thể.
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan, người sử dụng đất.
Điều 3. Phân loại đất và cách xác định khu dân cư
1. Phân loại đất
Căn cứ mục đích sử dụng, đất đai được phân thành 03 nhóm theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Việc xác định loại đất được căn cứ theo Điều 11 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 và Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
2. Cách xác định khu dân cư
Khu dân cư (nông thôn, thị trấn) được xác định là khu có nhà ở tập trung và ranh giới khu dân cư được xác định là ranh giới thửa đất (có nhà ở) ngoài cùng của khu dân cư đó. Trường hợp khu dân cư theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư hạ tầng và có dân cư sinh sống thì mới xác định là khu dân cư. Đối với khu vực có nhà ở, đất ở riêng lẻ nằm trong khu vực đất nông nghiệp hoặc nằm trong khu vực đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì khu vực đó không được coi là khu dân cư.
Điều 4. Xác định giá đất khu vực giáp ranh
1. Đất giáp ranh giữa nông thôn với đô thị
a) Nguyên tắc xác định: Khu vực giáp ranh giữa nông thôn với đô thị là phần diện tích của thửa đất tiếp giáp của các xã nằm giáp ranh với các phường, thị trấn khác, bao gồm cả đất nông nghiệp tại các thị trấn nhưng không được xác định là đất nông nghiệp trong đô thị. Khoảng cách giáp ranh được xác định cho từng loại đất như sau:
– Đất nông nghiệp: Từ đường phân chia địa giới hành chính vào sâu 500 m;
– Đất phi nông nghiệp nông thôn: Từ đường phân chia địa giới hành chính vào sâu 300 m.
b) Giá đất khu vực giáp ranh:
– Đối với đất nông nghiệp: Được xác định theo điểm đ, khoản 3, Điều 5 Quy định này;
– Đối với đất phi nông nghiệp:
+ Trường hợp đất có điều kiện kết cấu hạ tầng như nhau, cùng tiếp giáp trên một đường phố (đường phố phân chia địa giới hành chính) thì giá đất khu vực giáp ranh được tính theo giá đất đô thị cùng mục đích sử dụng của đường phố đó;
+ Trường hợp đất giáp ranh trên cùng một đường phố (đường phố phân chia địa giới hành chính) nhưng không có cùng điều kiện kết cấu hạ tầng thì giá đất khu vực giáp ranh được xác định theo bảng giá đất ở nông thôn nhưng không thấp hơn 70% giá đất đô thị cùng mục đích sử dụng nằm giáp ranh;
+ Trường hợp đất giáp ranh có điều kiện kết cấu hạ tầng như nhau nhưng không cùng tiếp giáp trên một đường phố, giá đất khu vực giáp ranh được xác định không thấp hơn 80% giá đất đô thị cùng vị trí và mục đích sử dụng nằm giáp ranh;
+ Trường hợp đất không cùng tiếp giáp trên một đường phố và không có cùng điều kiện kết cấu hạ tầng, giá đất khu vực giáp ranh được xác định theo bảng giá đất ở nông thôn nhưng không thấp hơn 50% giá đất đô thị có cùng vị trí và mục đích sử dụng.
2. Đất giáp ranh trong cùng xã, thị trấn
Trường hợp thửa đất nông nghiệp trong địa bàn xã, thị trấn (không được công nhận đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn, khu dân cư thị trấn) nằm giáp ranh với khu dân cư nông thôn, khu dân cư thị trấn của địa bàn xã, thị trấn đó; thửa đất nông nghiệp nằm giáp ranh với thửa đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở có nhà ở trong khu dân cư, giá đất của thửa đất giáp ranh bằng trung bình cộng của giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 cùng vùng với giá đất của thửa đất đó.
Chương II
GIÁ CÁC NHÓM ĐẤT
Điều 5. Giá nhóm đất nông nghiệp
1. Phân vùng đất: Đất nông nghiệp được phân thành 03 vùng, gồm xã đồng bằng và hải đảo, xã trung du, xã miền núi tại bảng Phụ lục số 1 kèm theo Quy định này.
2. Phân vị trí đất:
a) Đất trồng lúa nước được phân theo 03 vị trí.
– Nguyên tắc phân vị trí của đất lúa nước: Có 03 vị trí:
– Vị trí 1: Gồm các thửa đất đáp ứng được đủ 3 điều kiện:
+ Tưới, tiêu chủ động nước hoàn toàn;
+ Nằm tiếp giáp các trục đường giao thông rộng từ 4 m trở lên;
+ Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500 m;
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất có điều kiện tưới, tiêu chủ động nước hoàn toàn và đáp ứng được 01 trong 02 điều kiện còn lại của vị trí 1.
– Vị trí 3: Gồm các thửa đất có điều kiện tưới, tiêu chủ động nước hoàn toàn và không đáp ứng điều kiện còn lại của vị trí 1.
– Đất trồng lúa nước không đáp ứng được điều kiện tưới, tiêu chủ động nước thì xác định giá đất theo đất trồng cây hàng năm.
2. Bảng giá đất của tỉnh Bình Thuận có hiệu lực đến bao giờ?
Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ. Hiện nay Bình Thuận đã ban hành bảng giá đất mới, áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2024.
3. Bảng khung tính giá đất của tỉnh Bình Thuận dùng để làm gì?
Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
– Tính thuế sử dụng đất.
– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
4. Hướng dẫn tra cứu giá đất tại Bình Thuận và các lưu ý:
– Bước 1: Tải bảng khung tính giá đất được đính kèm theo bài viết này
– Bước 2: Xác định vị trí đất cần tra cứu (theo sổ đỏ, theo bản đồ thửa đất…)
– Bước 3: Xác định giá đất theo bảng khung giá đất đã tải
Nếu không xác định được vị trí đất theo bảng giá đất, hoặc có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến pháp luật đất đai, yêu cầu tra cứu giá đất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6568 để được trợ giúp!
5. Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tại Bình Thuận:
Luật Dương Gia là một công ty luật chuyên cung cấp các dịch vụ
Quý khách hàng tại Bình Thuận để được
Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề đất đai tại Bình Thuận:
+ Tư vấn các quy định của pháp luật đất đai
+ Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
+ Tư vấn khiếu nại hành chính về đất đai
+ Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng thoả thuận, thương lượng, UBND, Toà án…
+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến bồi thường, thu hồi đất, tái định cư…
+ Các vấn đề về chuyển nhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất tại Bình Thuận …
+ Các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất đai tại Bình Thuận
Chỉ với 01 cuộc gọi từ điện thoại của mình, qua số Hotline dễ nhớ của chúng tôi: 1900.6568 mọi vấn đề về đất đai của bạn sẽ được chúng tôi tư vấn – giải quyết!