Đất đai là tài sản vô cùng quý giá vừa nơi ta lập nghiệp vừa là tài sản dùng làm vốn làm ăn, nhiều trường hợp nhà nước thu hồi đất với giá của bảng giá đất khiến cho giá trị mà người nhận đền bù bồi thường bị giảm sút một cách nghiêm trọng gây ra nhiều cuộc tranh chấp giữa người dân và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thu hồi đất. Bên dưới là một số thông tin về bảng giá đất và trả lời cho câu hỏi tại sao giá đất trong bảng giá đất lại thấp như vậy hay có thể tìm thấy bảng giá đất ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Bảng giá đất nông thôn:
Dựa theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019 Quy định về khung giá đất nông thôn mức giá tối đa và tối thiểu của từng vùng và từng loại đất. Có ba nhóm đất tại nông thôn được quy định gồm:
Một, đất ở: là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở căn cứ tại 2.1 “đất ở” tại mục i phụ lục i ban hành kèm
Hai, đất thương mại, dịch vụ: đất thương mại, dịch vụ là đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm căn cứ theo phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư 27/2018/tt-btnmt quy định.
Ba, khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ là: đất khu công nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất khu chế xuất, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Bảng giá đất ở:
PHỤ LỤC VI
KHUNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại xã Vùng kinh tế | Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | |||
Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | |
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc | 50,0 | 8.500,0 | 40,0 | 7.000,0 | 25,0 | 9.500,0 |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng | 100,0 | 29.000,0 | 80,0 | 15.000,0 | 70,0 | 9.000,0 |
3. Vùng Bắc Trung bộ | 35,0 | 12.000,0 | 30,0 | 7.000,0 | 20,0 | 5.000,0 |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ | 40,0 | 12.000,0 | 30,0 | 8.000,0 | 25,0 | 6.000,0 |
5. Vùng Tây Nguyên |
|
|
|
| 15,0 | 7.500,0 |
6. Vùng Đông Nam bộ | 60,0 | 18.000,0 | 50,0 | 12.000,0 | 40,0 | 9.000,0 |
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long | 40,0 | 15.000,0 |
|
|
|
|
Thông qua bảng giá đất nông thôn bên trên ta có thể thấy giá đất bảy vùng đất từ Bắc vào Nam thì giá tối thiểu và giá tối đa chênh lệch rất lớn lên đến mấy triệu có nơi lên đến gần 20 triệu. Do đất đai là một loại tài sản đặc biệt còn cần phải tùy vào vị trí địa lý, phong thủy, khí hậu, con người, các công trình hạ tầng xung quanh,… mới có thể định giá cụ thể của từng mảnh đất nhỏ hơn.
2. Khái niệm và thẩm quyền ban hành bảng giá đất:
2.1. Khái niệm:
Bảng giá đất là bảng tổng hợp giá đất của các loại đất theo từng khu vực do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai trước ngày 01/01 của năm đầu kỳ trên cơ sở khung giá đất, nguyên tắc và phương pháp định giá đất.
Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 thì giá đất tính theo giá nhà nước hiện hành trong bảng giá đất là giá đất cụ thể. Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
2.2. Nội dung bảng giá đất gồm:
– Bảng giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Bảng giá đất trồng cây lâu năm;
– Bảng giá đất rừng sản xuất;
– Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản;
– Bảng giá đất làm muối;
– Bảng giá đất ở tại nông thôn;
– Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
– Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
– Bảng giá đất ở tại đô thị;
– Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
-Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
3. Thực trạng thiếu sót trong định giá trong bảng giá đất:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, với những dự án hiện nay tồn tại, vướng mắc, khó khăn do lịch sử thì Chính phủ đã xây dựng một đề án và đã tập hợp 4 thành phố, hiện nay có trên gần 2.000 dự án đang vướng mắc, đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xử lý và trình lên cơ quan có thẩm quyền. Thời gian tới một số vấn đề cụ thể sẽ báo cáo với Bộ Chính trị và chuyển cho những người có thẩm quyền xử lý.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, từ nay đến năm 2024 phải đưa được một cơ chế nhằm xử lý những vấn đề tồn tại, vướng mắc chung hiện nay của 4 tỉnh, thành phố này sau đó sẽ nghiên cứu để áp dụng với nhiều địa phương khác trên cả nước: “Tất nhiên phải bám sát nguyên tắc, một là không làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Hai là không để lợi dụng hợp thức hóa những sai phạm; ba là không làm ảnh hưởng đến bên thứ 3 tức liên quan đến các dự án hiện nay ảnh hưởng đến hàng nghìn các hộ dân”.
“Tất cả những vấn đề đó chúng ta sẽ làm và cũng không thể làm bằng thông tư được, bởi để có phương pháp định giá mới thì phải thay đổi ngay từ trong luật”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan về tình trạng lạm dụng đối với một số chính sách đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường nói rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này sẽ hướng khá rõ tới các nội dung trong quy hoạch, kế hoạch, vấn đề liên quan đến định giá và tất cả những phương thức giao đất sẽ là thoả thuận và đấu thầu nhằm bảo đảm công khai, minh bạch.
Hiện nay trong luật, khung giá, bảng giá và định giá đã có, tuy nhiên lại không phản ánh thị trường, thay vào đó là những cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai, giá đất được cung cấp không đầy đủ, kịp thời. Do đó, trong Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thay đổi căn bản cách thức định giá trên cơ sở sử dụng nhiều công cụ pháp lý để thực hiện như cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm giá đất, thông tin của những hợp đồng, chế định bắt buộc phải có sàn giao dịch và niêm yết với người dân.
Theo điều Điều 4 (Phương pháp định giá đất) , Điều 5
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất bằng cách khảo sát mức giá của nhiều mảnh đất khác nhau theo mục đích sử dụng đất như vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện hạ tầng, diện tích, hiện trạng, tính pháp lý đối với quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã giao dịch trên thị trường và tham gia đấu thầu quyền sử dụng đất nhằm so sánh, xác định giá của khu đất được định giá.
Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất cho mảnh đất có tài sản gắn liền với đất theo cách loại bỏ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra ngoài tổng giá trị bất động sản (gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất) .
Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính theo thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất với diện tích đất có khả năng sinh lợi theo quy hoạch sử dụng đất đã đầu tư xây dựng cơ bản hoặc xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất được sử dụng cao nhất và hiệu quả nhất bằng cách trừ tổng chi phí tính toán nằm ngoài tổng doanh thu phát triển dự kiến của bất động sản.
Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất theo cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất bằng (x) với giá đất trong bảng giá đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi là ubnd cấp tỉnh) công bố.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
–
– Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định khung giá đất;
– Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.