Hiện nay, thực trạng lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè diễn ra khá nhiều. Vậy bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè bị phạt thế nào?
1.1. Cách lắp đặt bảng hiệu đúng theo quy định của pháp luật:
Bảng hiệu (hay còn gọi là biển hiệu) là những loại biển treo trong nhà hoặc ngoài trời có nhiều kích cỡ khác nhau. Được trang trí ở những vị trí rộng rãi, dễ nhìn, đông người nhằm để thu hút sự chú ý với những đối tượng tiềm năng. Chúng thường được thiết kế với độ bền tốt và dễ nhìn. Kết hợp với nội dung, hiệu ứng đồ họa bắt mắt để thu hút khách hàng.
Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 có quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo quy định này thì biển hiệu (bảng hiệu) phải tuân thủ như sau:
Thứ nhất, biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Thứ hai, việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải:
– Thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc những từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
– Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng bảng hiệu thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Thứ ba, kích thước biển hiệu được quy định như sau:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Thứ tư, biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả;
Thứ năm, biển hiệu không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Thêm nữa, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ quy định không được thực hiện các hành vi:
– Mua, bán hàng hóa, họp chợ trên đường;
– Tụ tập đông người trái phép trên đường;
– Thả rông súc vật trên đường;
– Phơi rơm rạ, thóc, lúa, nông sản hoặc để vật khác trên đường;
– Đặt biển quảng cáo trên đường;
– Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, thiết bị gây giảm sự chú ý, nhầm lẫn về nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
– Che khuất biển báo hiệu, đèn giao thông;
– Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
– Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi lắp đặt bảng hiệu (biển hiệu) không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
1.2. Xử phạt hành vi lắp bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè:
Như đã nói ở mục trên, khi lắp đặt bảng hiệu (biển hiệu) không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Nếu người nào lắp đặt bảng hiệu (biển hiệu) không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể sẽ bị xử phạt như sau:
– Điểm d khoản 3 Điều 12
– Điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện các hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo mà gây cản trở giao thông
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thu dọn biển hiệu, biển quảng cáo và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè gây ra.
2. Thẩm quyền xử lý hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè:
Căn cứ tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm d khoản 26 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định những người có thẩm quyền xử lý hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè trong phạm vi quản lý của địa phương mình;
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè;
– Những cảnh sát sau trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè;
– Cảnh sát trật tự;
– Cảnh sát phản ứng nhanh;
– Cảnh sát cơ động;
– Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ mà trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.
3. Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè:
Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè được thực hiện như sau:
Bước 1: lập biên bản vi phạm hành chính
Sau khi phát hiện ra hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, những người sau có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi này:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh);
– Cảnh sát giao thông;
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng công an cấp xã;
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ;
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
– Chánh thanh tra sở giao thông vận tải;
– Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm;
– Công an viên;
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Bước 2: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè
Thông thường thời hạn ra quyết định xử phạt hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu như vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè đã được nêu ở mục trên phải thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè đúng theo thời hạn pháp luật quy định.
Bước 3: thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè
Sau khi người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lắp đặt bảng hiệu lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, người bị xử phạt phải thực hiện đúng theo các quy định, đúng thời hạn được nêu rõ trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Luật Quảng cáo 2012.