Hạn sử dụng của thuốc được xác định là ngày cuối cùng mà nhà sản xuất đảm bảo được tính hiệu lực, an toàn và chất lượng của thuốc trong điều kiện bảo quản bình thường. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bán thuốc hết hạn sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Trên thực tế hiện nay, tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đều in hạn sử dụng, hạn sử dụng của thuốc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, khi thuốc hết hạn sử dụng thì chất lượng và mức độ an toàn sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người khi sử dụng các loại thuốc hết hạn. Vì vậy, bán thuốc hết hạn sử dụng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bán buôn thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Theo đó, phạt tiền đối với hành vi mua bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc hết hạn sử dụng, chưa có giấy phép nhập khẩu hoặc chưa có giấy phép lưu hành theo quy định, ngoại trừ trường hợp thuốc/nguyên vật liệu làm thuốc không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký trước khi lưu hành với mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các loại hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Theo đó thì có thể nói, hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ hậu quả trên thực tế.
2. Thuốc hết hạn sử dụng thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề xử lý thuốc hết hạn sử dụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư 11/2018/TT-BYT, có quy định cụ thể về vấn đề xử lý thuốc bị thu hồi. Theo đó, thuốc bắt buộc bị thu hồi và phải tiêu hủy khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 01 hoặc vi phạm mức độ 02;
– Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 03 và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý dược thuộc Bộ y tế xem xét, đưa ra kết luận không thể khắc phục hoặc tái xuất được;
– Thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 03 đồng thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục quản lý dược thuộc Bộ y tế cho phép khắc phục hoặc cho phép tái xuất tuy nhiên cơ sở không thực hiện được việc khắc phục và tái xuất thuốc;
– Các loại thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không bỏ sót, không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc có chứa các loại chất cấm sử dụng, thuốc sản xuất từ các nguyên vật liệu không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật chất lượng, thuốc thuộc trường hợp bắt buộc phải tiêu hủy theo các quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, các loại mẫu thuốc lưu đã hết thời gian lưu theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, thuốc hết hạn sử dụng sẽ được thu hồi và phải tiêu hủy.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực dược gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất Luật dược năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Bao gồm các hành vi sau đây:
– Kinh doanh trong lĩnh vực dược tuy nhiên không có giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh;
– Kinh doanh tại những nơi không phải là địa điểm kinh doanh đã thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
– Kinh doanh các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng mục đích hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi nhận trong giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh;
– Kinh doanh các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc giả;
– Các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc và nguyên liệu làm thuốc đã hết thời hạn sử dụng, thuốc và nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ;
– Thuốc thử nghiệm lâm sàng, thuốc và nguyên vật liệu làm thuốc thuộc Danh mục bị cấm xuất nhập khẩu và cấm sản xuất;
– Kinh doanh thuốc và nguyên liệu làm thuốc được sử dụng làm mẫu để đăng ký, nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm, tham gia vào hoạt động trưng bày tại hội chợ và triển lãm, các loại thuốc chưa được phép lưu hành, các loại thuốc thuộc chương trình mục tiêu an ninh quốc gia/quốc viện trợ, và các loại thuốc khác có quy định không được bán lưu hành trên thị trường;
– Bán lẻ các loại thuốc kê đơn tuy nhiên không có đơn thuốc, bán lẻ các loại vắcxin, bán thuốc với giá cao hơn giá kê khai hoặc giá niêm yết;
– Làm già hoặc sửa chữa thành phần hồ sơ, giấy tờ tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan và tổ chức có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân trong hoạt động về dược;
– Có hành vi thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, hành nghề tuy nhiên không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược;
– Có hành vi cho thuê, mượn, cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh trái quy định của pháp luật;
– Vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo, thực hiện hành vi khuyến mãi thuốc trái quy định của pháp luật, hoặc có hành vi lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi cá nhân;
– Có hành vi sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền kết hợp với dược chất khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Cấp phát, bán thuốc đã hết thời hạn sử dụng, thuốc bảo quản không đúng quy định được ghi trên nhãn thuốc, thuốc có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ cho người sử dụng;
– Thông tin, quảng cáo, tư vấn, tiếp thị, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh các chức năng sinh lý trong cơ thể người đối với các sản phẩm không phải là thuốc, ngoại trừ các trang thiết bị y tế;
– Xuất khẩu các loại dược liệu thuộc Danh mục dược liệu quý hiếm, đặc hữu bắt buộc phải kiểm soát khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng cho người tiêu dùng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực dược.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Dược;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
– Thông tư 11/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
– Thông tư 03/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
THAM KHẢO THÊM: