Bán rùa cảnh trên mạng có phải đăng ký kinh doanh không? Đăng ký kinh doanh khi kinh doanh bán hàng online.
Bán rùa cảnh trên mạng có phải đăng ký kinh doanh không? Đăng ký kinh doanh khi kinh doanh bán hàng online.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi đang có ý định buôn bán một số mặt hàng qua mạng xã hội facebook. Cụ thể là tôi muốn bán rùa cảnh qua mạng. Tôi muốn hỏi như vậy có trái pháp luật hay ko? Tôi có được phép bán hay không? Nếu được thì tôi có thể buôn bán những loài rùa như thế nào và có cần giấy phép gì hay ko? Mong luật sư sớm phản hồi lại thắc mắc của tôi. Tôi xin cảm ơn!!!!?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 47/2014/TT-BCT;
– Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Thương mại điện tử không có quy định cụ thể về việc bán hàng qua mạng xã hội facebook.Tuy nhiên việc tiến hành hoạt động kinh doanh này cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật nói chung. Tức là người tiến hành hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội facebook cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh của mình như các chủ thể tiến hàng hoạt động kinh doanh qua các mạng xã hội khác. Và việc buôn bán kinh doanh của cá nhân, tổ chức trên facebook nếu có các vi phạm pháp luật về kinh doanhcũng sẽ bị xử phạt như các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác.
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử: “Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:
a) Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
b) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
c) Rượu các loại;
d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó.”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, theo
Thứ hai: Về các loại rùa được phép buôn bán.
+Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định:
“Cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau: d) Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
đ) Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối với các loại rùa: Rùa đầu to( Platysternum megacephalum ) Rùa đất lớn (Heosemys grandis ) Rùa răng (Càng đước)( Hieremys annandalii) Rùa trung bộ (Mauremys annamensis )Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) Rùa núi viền (Manouria impressa) Thuộc nhóm nhóm I Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata thuộc nhóm II Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại thì bạn không được buôn bán trên mạng xã hội.
+ Ngoài những loài rùa kể trên thì bạn được phép buôn bán tất cả các loại rùa và phải cung cấp các loại giấy tờ sau: Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân; Mã số thuế cá nhân của cá nhân; Lĩnh vực kinh doanh,hoạt động; Địa chỉ thường trú của cá nhân; Các thông tin liên hệ.