Kỳ thi thăng hạng giáo được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về bản nhận xét viên chức dùng cho kỳ thi thăng hạng giáo viên.
Mục lục bài viết
1. Bản nhận xét viên chức dùng cho kỳ thi thăng hạng giáo viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT VIÊN CHỨC
(Dùng cho kì thi thăng hạng giáo viên THPT hạng II lên
giáo viên THPT hạng I năm ……..)
Họ và tên viên chức: ……….
Đơn vị công tác: …………
1 – Đạo đức nghề nghiệp………..
2 – Năng lực chuyên môn:………..
3 – Khả năng đáp ứng các nhiệm vụ của chức danh giáo viên THPT hạng I ………
Xét quá trình công tác và theo nhu cầu nhiệm vụ giảng dạy ở chức danh nghề nghiệp Giáo viên THPT hạng I, chúng tôi nhất trí cử Ông (Bà) …..tham dự kỳ thi thăng hạng từ giáo viên THPT hạng II lên giáo viên THPT hạng I năm ……
………, ngày …… tháng …… năm …….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
2. Điều kiện đăng ký dự thi thăng hạng giáo viên:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Giáo viên là viên chức Nhà nước. Họ hoạt động và làm việc trong ngành giáo dục. Giáo viên đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế nước nhà.
Chính bởi vai trò đặc biệt quan trọng của giáo viên, nên Nhà nước luôn đưa ra những quy định mang tính chất điều chỉnh hoạt động của giáo viên, sao cho các cá nhân này thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thúc đẩy sự phát triển chung của nước nhà.
Cũng như các ngành nghề khác, trong môi trường giáo dục, giáo viên cũng luôn cố gắng tìm cách thăng hạng năng lực của mình, phục vụ cho quá trình phát triển của sự nghiệp. Thăng hạng giáo viên không chỉ liên quan đến quyền lợi cá nhân của giáo viên, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ sở giáo giáo dục. Về bản chất, muốn thăng hạng giáo viên, các cá nhân phải tham gia kỳ thi thăng hạng giáo viên.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo như sau:
– Điều kiện để các cá nhân tham gia đăng ký dự thi thăng hạng giáo viên là cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
– Muốn thi thăng hạng giáo viên, các cá nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác ba năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự xét; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có
– Giáo viên tham gia dự thi thăng hạng giáo viên phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự xét.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, muốn đăng ký dự thi thăng hạng giáo viên, các cá nhân phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện như trên. Chỉ khi đảm bảo đủ các điều kiện trên, viên chức mới có thể tham gia đăng ký thăng hạng giáo viên. Bởi, sự thăng hạng này là nút đẩy cho sự phát triển về sự nghiệp của các chủ thể này.
3. Nội dung, trình tự tổ chức thi thăng hạng của giáo viên:
Kỳ thi thăng hạng của giáo viên đảm bảo các nội dung về môn thi và thời gian thi cụ thể theo quy định tại Điều 39 Nghị định 115/2020 như sau:
– Kỳ thi thăng hạng của giáo viên phải đảm bảo hoàn thành các môn kiến thức chung. Ở phần thi này, nội dung thi mà họ phải đảm bảo thực hiện như sau:
+ Hình thức thi của các môn kiến thức chung là thi trắc nghiệm.
+ Nội dung thi của các môn kiến thức chung là 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi;
+ Thời gian thi là 60 phút.
– Đối với môn ngoại ngữ, người thi phải đảm bảo các nội dung, hình thức thi sau đây:
+ Hình thức thi đối với các môn ngoại ngữ là thi trắc nghiệm;
+ Nội dung thi bao gồm 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định;
+ Thời gian thi là 30 phút.
– Đối với môn tin học, giáo viên tham gia thi thăng hạng phải đảm bảo các nội dung sau đây:
+ Hình thức thi đối với môn tin học là thi trắc nghiệm.
+ Nội dung thi bao gồm 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.
+ Thời gian thi môn tin học là 30 phút.
– Đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành, thì khi thi thăng hạng giáo viên, các cá nhân tham gia thi phải đảm bảo thực hiện như sau:
+ Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Giáo viên thực hiện tham gia thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
+ Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Giáo viên tham gia thi tăng hạng thực hiện thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;
+ Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Các cá nhân phải tiến hành thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100.
– Trong trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định tổ chức thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và phải thông báo điểm thi cho viên chức dự thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài thi trên máy vi tính. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
– Các cá nhân tham gia thi thăng hạng giáo viên được miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
+ Trường hợp 2: Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
+ Trường hợp 3: Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
+ Trường hợp 4: Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
4. Điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng giáo viên:
Kỳ thi thăng hạng giáo viên là kỳ thi quan trọng, có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi giáo viên. Vậy nên, quá trình xét tuyển, chấm điểm và chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu, điều kiện nhất định. Cụ thể, theo quy định tại điều kiện nêu tại Điều 40 Nghị định 115/2020, để được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Cá nhân dự thi phải có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên cho từng môn thi trừ trường hợp miễn thi.
– Giáo viên tham gia kỳ thi thăng hạng giáo viên phải có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành đạt từ 50 điểm trở lên. Đối với trường hợp giáo viên thực hiện thi lên hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên, trong đó điểm viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên.
– Khi thực hiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng giáo viên, người có thẩm quyền liên quan sẽ thực hiện lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng được giao.Tức ai có điểm số cao hơn sẽ được chọn. Đồng thời, việc lựa chọn người trúng tuyển còn dựa trên loại hạng thăng.
– Quá trình chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng giáo viên diễn ra hết sức khắt khe và toàn diện, đảm bảo tính công bằng và đúng đắn nhất. Trong quá trình xét tuyển này, có rất nhiều trường hợp phát sinh liên quan đến trùng điểm số. Trong trường hợp có 02 người trở lên có tổng điểm môn thi nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Viên chức là nữ;
+ Viên chức là người dân tộc thiểu số;
+ Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
+ Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT; Nghị định 115/2020.