Hàng hóa viễn thông được xem là hàng hóa đặc biệt, đó là các loại thiết bị và các loại vật tư, phần mềm viễn thông ... ngày càng phát triển trong đời sống hiện đại hiện nay. Vậy bán lại dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bán lại dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về hoạt động bán lại dịch vụ viễn thông. Theo đó thì có thể hiểu, bán lại dịch vụ viễn thông là khái niệm để chỉ việc doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý vẫn còn tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông cho những đối tượng được xác định là người sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật, hoạt động bán lại dịch vụ viễn thông được thực hiện dựa trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông thông qua hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp viễn thông khác theo quy định.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể hiểu, bán lại dịch vụ viễn thông là một trong những hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông và đại lý viễn thông trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng viễn thông trên thực tế. Vì vậy, bán lại dịch vụ viễn thông là một trong những hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại
– Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho những đối tượng được xác định là người sử dụng tại một địa điểm nhất định, có địa chỉ và phạm vi xác định phù hợp với quy định của pháp luật, mà mình được quyền sử dụng hợp pháp thì các tổ chức hoặc cá nhân sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông đó trên thực tế;
– Trước khi bán đại dịch vụ viễn thông cố định theo quy định của pháp luật tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ và phạm vi xác định phù hợp với quy định của pháp luật, mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, thì các doanh nghiệp cần phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông sẽ quy định cụ thể về việc bán lại dịch vụ viễn thông.
2. Bán lại dịch vụ viễn thông có phải xin giấy phép viễn thông không?
Nhìn chung, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cho những đối tượng được xác định là người sử dụng dịch vụ viễn thông trên thực tế thông qua hợp đồng đại lý ký với các doanh nghiệp viễn thông để có thể hưởng hoa hồng theo quy định của pháp luật sẽ được miễn các loại giấy phép viễn thông, các doanh nghiệp có thể xem xét thuê đường truyền dẫn của các doanh nghiệp viễn thông khác và các doanh nghiệp đó cũng có thể sử dụng đường truyền dẫn đó để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng mà không cần phải xin giấy phép viễn thông tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (sau được sửa đổi tại Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông), như phân tích nêu trên có quy định cụ thể về hoạt động bán lại dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
– Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho những đối tượng được xác định là người sử dụng dịch vụ tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định phù hợp với quy định của pháp luật mà mình được quyền sở hữu hợp tác, thì các tổ chức và cá nhân sẽ phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và ký kết hợp đồng đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông với các doanh nghiệp viễn thông trên thực tế;
– Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ và phạm vi xác định phù hợp với quy định của pháp luật mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, thì các doanh nghiệp cần phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông sẽ quy định cụ thể về việc bán lại dịch vụ viễn thông trên thực tế.
Như vậy, căn cứ vào điều luật nêu trên thì có thể nói, nếu như các doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho những đối tượng được xác định là người sử dụng dịch vụ viễn thông tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định phù hợp với quy định của pháp luật mà doanh nghiệp đó được quyền sử dụng hợp pháp, thì doanh nghiệp đó sẽ không phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên có thể nói, các doanh nghiệp sẽ phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông nếu thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ và phạm vi xác định mà doanh nghiệp đó được quyền sử dụng hợp pháp. Phải
– Doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông di động theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có ý định thuê đường truyền của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông khác để cung cấp dịch vụ ứng dụng truyền thông mà không có ý định bán lại dịch vụ đường truyền cho khách hàng để có thể hưởng hoa hồng chênh lệch giá, doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng các quy định dưới đây mà không cần phải xin cấp giấy phép viễn thông tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về những trường hợp được miễn giấy phép viễn thông. Theo đó, các tổ chức và cá nhân hoạt động viễn thông sẽ được miễn giấy phép viễn thông trong một số trường hợp cơ bản sau:
– Kinh doanh dịch vụ viễn thông;
– Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
– Thực hiện thủ tục thuê đường truyền để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
– Mạng viễn thông dùng riêng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về dịch vụ ứng dụng viễn thông. Theo đó thì có thể hiểu, dịch vụ ứng dụng viễn thông được xem là khái niệm để chỉ loại hình dịch vụ sử dụng đường truyền truyền thông hoặc loại hình dịch vụ sử dụng mạng viễn thông để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền hình, thương mại và tài chính, ngân hàng và y tế, giáo dục và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật viễn thông năm 2018 có quy định về quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó thì các tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoại trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 40 Luật viễn thông năm 2018, quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động kết nối và quản lý tài nguyên viễn thông, tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật viễn thông và các quy định khác của văn bản pháp luật có liên quan. Căn cứ vào quy định nêu trên, các doanh nghiệp có thể xem xét thuê đường truyền dẫn của các doanh nghiệp viễn thông khác và sử dụng đường truyền dẫn đó để có thể tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ ứng dụng truyền thông cho khách hàng. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng thuê đường truyền dẫn đối với doanh nghiệp viễn thông và ký kết hợp đồng dịch vụ đối với khách hàng mà không cần phải xin giấy phép viễn thông tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, trong hợp đồng dịch vụ được ký kết với khách hàng thì các bên sẽ thỏa thuận cụ thể về hoạt động chi trả tiền thuê và các chi phí khác có liên quan. Tuy nhiên trong trường hợp này thì doanh nghiệp sẽ không được thu thêm bất kỳ một khoản chênh lệch nào để doanh nghiệp không bị coi là bán lại dịch vụ viễn thông.
3. Mức xử phạt thực hiện không đúng quy định về bán lại dịch vụ viễn thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sau được sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng với quy định được ghi nhận trong giấy phép viễn thông được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Thực hiện không đúng các quy định về bán lại dịch vụ viễn thông trái quy định của pháp luật;
– Không tiến hành hoạt động cung cấp thông tin riêng liên quan trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ viễn thông khi có các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, các đại lý dịch vụ viễn thông khi có hành vi thực hiện không đúng quy định về bán lại dịch vụ viễn thông thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo những phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Viễn thông năm 2018;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Nghị định 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
– Nghị định 81/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.