Bản khai lý lịch đại diện doanh nghiệp cho thuê lại lao động hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Bản khai lý lịch đại diện doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
– Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của các doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Phiếu lý lịch tư pháp số 01 theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp của những đối tượng được xác định là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được xác định là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01 thì sẽ được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Các văn bản này sẽ phải được cấp trước ngày nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quá 06 tháng, đối với những văn bản được viết bằng tiếng nước ngoài thì sẽ phải được dịch ra tiếng Việt, tiến hành hoạt động chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật;
– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm việc chuyên môn hoặc quản lý về vấn đề cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải là một trong những văn bản sau đây:
+ Văn bản được chứng thực từ bản chính
+ Bản sao được chứng thực từ bản chính đối với
+ Các văn bản đó nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì sẽ phải được dịch ra tiếng Việt, tiến hành hoạt động chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động sẽ được thực hiện theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Theo đó thì có thể nói, bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Cụ thể như sau:
Ảnh chân dung 4×6 | LÝ LỊCH TỰ THUẬT |
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
1. Họ tên: … Giới tính: …
2. Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: … Số giấy chứng thực cá nhân … Ngày cấp … Nơi cấp …
3. Ngày tháng năm sinh: …
4. Tình trạng hôn nhân: …
5. Quốc tịch gốc: ….
6. Quốc tịch hiện tại: …
7. Trình độ học vấn/trình độ chuyên môn: …
8. Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại: …
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO …
III. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN …
9. Làm việc ở nước ngoài: …
10. Làm việc ở Việt Nam: …
IV. LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP
11. Vi phạm pháp luật Việt Nam (thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý) …
12. Vi phạm pháp luật nước ngoài (thời gian vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức xử lý) …
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
…, ngày … tháng … năm …
(Người khai ký, ghi rõ họ tên)
2. Ai được xác định là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động. Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cần phải đảm bảo các điều kiện cơ bản sau đây:
– Đó phải là người quản lý doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 4 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, người quản lý doanh nghiệp là khái niệm để chỉ những đối tượng được xác định là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, trong đó bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại điều lệ của công ty;
– Những đối tượng đó không có án tích theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Đã có thời gian trực tiếp làm việc chỗ môn hoặc quản lý trong lĩnh vực cho thuê lại lao động, hoặc cung ứng lao động với khoảng thời gian từ đủ 36 tháng (tức là 03 năm) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động gửi đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định về trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp sẽ gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính để đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
– Sau khi kiểm tra các thành phần hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa giấy biên nhận, trong giấy đó ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
– Trong khoảng thời hạn 20 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ, nhận thấy hồ sơ đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm tra và trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để cấp giấy phép đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đảm bảo quy định pháp luật, trong thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở lao động thương binh và xã hội sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đó hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở lao động thương binh và xã hội, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét và cấp giấy phép đối với các doanh nghiệp nộp hồ sơ. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng;
– Sẽ không cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trong những trường hợp sau đây:
+ Không đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
+ Đã sử dụng giấy phép giả để hoạt động cho thuê lại lao động trái quy định pháp luật;
+ Có người đại diện theo pháp luật đã từng là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép vì những lý do được quy định cụ thể tại Điều 28 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong khoảng thời gian 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
+ Có người đại diện theo pháp luật đã từng được xác định là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp sử dụng giấy phép giả.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp sẽ cần gửi một bộ hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính, để đề nghị xin cấp giấy phép.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.