Huyện Quảng Điền nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, mang đậm nét văn hóa xứ Huế, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái và gìn giữ nhiều giá trị truyền thống lâu đời. Dưới đây là bài viết với chủ đề Bản đồ, xã phường thuộc Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Xin mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
- 2 2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)?
- 3 3. Giới thiệu chung huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
- 4 4. Điều kiện tự nhiên huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
- 5 5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)?
Huyện Quảng Điền có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 10 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Sịa (huyện lỵ) |
2 | Xã Quảng An |
3 | Xã Quảng Công |
4 | Xã Quảng Lợi |
5 | Xã Quảng Ngạn |
6 | Xã Quảng Phú |
7 | Xã Quảng Phước |
8 | Xã Quảng Thái |
9 | Xã Quảng Thành |
10 | Xã Quảng Thọ |
11 | Xã Quảng Vinh |
3. Giới thiệu chung huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
Quảng Điền là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Sịa cách thành phố Huế 15 km về phía bắc.
Sông Bồ là ranh giới tự nhiên phía nam giữa huyện Quảng Điền với thị xã Hương Trà. Ngoài ra, huyện còn có phần lớn diện tích của phá Tam Giang nằm trên địa bàn. Hầu hết các xã, thị trấn của huyện đều nằm ven phá Tam Giang, trong đó hai xã Quảng Công và Quảng Ngạn nằm ven biển ở phía Bắc của phá.
* Vị trí địa lý:
-
Phía Đông tiếp giáp thành phố Huế
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Phong Điền
-
Phía Nam tiếp giáp thị xã Hương Trà
-
Phía Bắc tiếp giáp huyện Phong Điền và Biển Đông
* Diện tích và dân số:
Huyện Quảng Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 165,2 km2 và dân số vào năm 2019 đạt 92.750 người. Mật độ dân số khoảng 561 người/km2.
* Lịch sử hình thành:
Sau năm 1975, huyện Quảng Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 7 xã: Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thọ và Quảng Vinh.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Quảng Điền sáp nhập với các huyện Hương Trà và Phong Điền thành huyện Hương Điền.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983:
-
Chia xã Quảng Lợi thành 2 xã là Quảng Lợi và Quảng Thái
-
Chia xã Quảng Lộc thành 2 xã là Quảng Thành và Quảng An
-
Chia xã Quảng Ngạn thành 2 xã là Quảng Ngạn và Quảng Công
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập từ tỉnh Bình Trị Thiên, huyện Hương Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Hương Điền được chia lại thành 3 huyện: Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền.
Ngày 17 tháng 3 năm 1997, thành lập thị trấn Sịa (thị trấn huyện lỵ huyện Quảng Điền) trên cơ sở 1.118,4 ha diện tích tự nhiên và 8.610 người của xã Quảng Phước.
Huyện Quảng Điền có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
4. Điều kiện tự nhiên huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
* Chế độ khí hậu, thời tiết:
Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệch pha so với hai miền Nam – Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông – lạnh. Vì vậy, cỏ cây, hoa, lá, động vật ở Quảng Điền cũng nằm trong vùng đệm giữa thế giới sinh vật Ấn Hoa (Indo – chine).
Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa có cao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức.
+ Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng tháng 2 năm sau. Tháng 9, 10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa dai dẳng.
* Đặc điểm thuỷ văn:
Sông ngòi ở Thừa Thiên Huế phần trung lưu ngắn và dốc, phần hạ lưu hầu hết chảy qua đồng bằng ven phá Tam Giang. Dòng chảy các con sông chịu ảnh hưởng của mưa là chính.
Sông ngòi chảy qua huyện Quảng Điền có sông Bồ bắt nguồn từ dãy núi Sơn Hồ chảy qua bên Phú Ốc đến Phú Lễ, chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp, Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hiệp với sông Nam Phù, chảy vòng lại phía Đông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra phá Tam Giang. Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam huyện là một nhánh của sông Hương.
Từ địa giới làng Thanh Phước thuộc huyện Hương Trà, chia ra một nhánh chảy về phía Bắc, đến sông Kim Đôi hiệp lưu với sông Thanh Hà chảy qua Đông Bắc đến chỗ Quán Cửa rồi trút vào phá Tam Giang.
Đây là hai con sông lớn nối liền với nhiều kênh, mương khá dày đặc, là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú,… Nguồn nước ngầm ở Quảng Điền khá dồi dào, rất dễ khai thác và sử dụng có hiệu quả vào mục đích sản xuất, sinh hoạt.
Quảng Điền có nhiều đầm phá thông với biển cả. Vùng biển Tam Giang (phá Tam Giang) – xưa gọi là “biển can” (Hạc Hải). Năm Minh Mạng Thứ 2 (1821) đổi tên là phá Tam Giang. Từ bờ phía Nam đến bờ phía Bắc dài 35 dặm, từ bờ phía Đông đến bờ phía Tây rộng độ 6 dặm. Từ sông Lương Điền chảy xuống vùng biển, phía Tây Nam có ngã 3 sông: Cửa Tả Giang, Cửa Trung Giang, Cửa Hữu Giang. Mỗi sông đều chảy 2-3 dặm rồi nhập tại chỗ nên gọi là vùng biển Tam Giang, rồi chảy qua Đông Nam 25 dặm rồi hiệp với sông Hương chảy ra cửa biển Thuận An.
Đầm Bát Vọng đầm Hạ Lạc nằm giữa địa phận 2 huyện Hương Trà và Quảng Điền. Đầm An Gia và An Xuân nằm ở phía Đông và Đông Nam huyện. Chính hệ thống đầm phá này đã đem lại cho Quảng Điền nhiều thế mạnh, nhân dân quanh đó ở xã Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành thường chở hàng xuôi ngược tấp nập suốt đêm ngày trên đầm phá.
Tóm lại, với vị trí địa lý, chế độ khí hậu – thời tiết và thuỷ văn nêu trên của huyện Quảng Điền, rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
* Kinh tế:
Vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thông, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa,…) nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơi nón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, là bún ở Thanh Cần, mộc nề vùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung,…
Từ nền kinh tế đó, đã tạo nên nhiều chợ lớn, nhỏ và có nơi đã thành trung tâm mua bán, lưu thông có tiếng như Sịa, Tây Ba,… những vùng đất ven tỉnh gắn bó với kinh đô Huế một thời.
5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế):
Ngày 05/06/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Quảng Điền.
Theo quyết định, Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung chủ yếu như sau:
Diện tích, cơ cấu các loại đất:
-
Đất nông nghiệp: 7.475,16 ha;
-
Đất phi nông nghiệp: 8.703,32 ha;
-
Đất chưa sử dụng: 110,25 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 835,76 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 108,52 ha
-
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 151,84 ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng:
-
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp: 33,06 ha
-
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp: 202,14 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của huyện Quảng Điền do Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền xác lập ngày 15 tháng 5 năm 2023.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Sịa đến 2030.
Thị trấn Sịa là một trong 11 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Quảng Điền. Do đó, bản đồ quy hoạch giao thông, sử dụng đất, xây dựng đô thị của thị trấn Sịa cũng được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Quảng Điền.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Điền không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng, chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.
THAM KHẢO THÊM: