Huyện Quảng Trạch nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và tiềm năng kinh tế đa dạng. Nơi đây có thiên nhiên phong phú với biển, sông và núi. Bài viết dưới đây về Bản đồ, xã phường thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin khái quát về huyện Quảng Trạch.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
- 2 2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)?
- 3 3. Thông tin chung về huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
- 4 4. Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
- 5 5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
LƯU Ý: TRÊN ĐÂY LÀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CŨ CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Quảng Liên và xã Quảng Trường thành xã Liên Trường.
Ngày 1 tháng 12 năm 2024, sáp nhập xã Phù Hóa và xá Cảnh Hóa thành xã Phù Cảnh.
Huyện Quảng Trạch có 16 xã như hiện nay.
* Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Quảng Liên
-
Xã Quảng Trường
-
Xã Phù Hóa
-
Xã Cảnh Hóa
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)?
Huyện Quảng Trạch có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Quảng Phương (huyện lỵ) |
2 | Cảnh Dương |
3 | Phù Cảnh |
4 | Liên Trường |
5 | Quảng Châu |
6 | Quảng Đông |
7 | Quảng Hợp |
8 | Quảng Hưng |
9 | Quảng Kim |
10 | Quảng Lưu |
11 | Quảng Phú |
12 | Quảng Thạch |
13 | Quảng Thanh |
14 | Quảng Tiến |
15 | Quảng Tùng |
16 | Quảng Xuân |
3. Thông tin chung về huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
Huyện Quảng Trạch nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có tọa độ từ 17°42′ đến 17°59′ vĩ độ Bắc và 106°15′ đến 106°59′ kinh độ Đông.
Huyện có chiều dài bờ biển khoảng 35 km với môi trường sạch đẹp dọc theo các xã Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân. Đường Quốc lộ 1 chạy từ Đèo Ngang đến sông Gianh dài 34 km. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Vũng Áng – Bùng đi qua đang được xây dựng.
* Vị trí địa lý:
-
Phía Bắc tiếp giáp thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
-
Phía Nam tiếp giáp thị xã Ba Đồn
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Tuyên Hóa
-
Phía Đông tiếp giáp Biển Đông
* Diện tích và dân số:
Huyện Quảng Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên 448 km², dân số năm 2019 là 110.380 người, mật độ dân số đạt 246 người/km².
4. Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
4.1. Về quy hoạch giao thông:
Quy hoạch giao thông huyện Quảng Trạch được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về hệ thống giao thông, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 6 công trình dự án với chiều dài 16,026km với tổng mức đầu tư 193,5 tỷ đồng. Về xây dựng dân dụng, 19 công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 533,678 tỷ đồng và phê duyệt 16 đồ án quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 337,7ha.
4.2. Về quy hoạch xây dựng đô thị:
Trước đó, Ngày 04/9/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2117/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ mới của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030.
Theo quyết định, Vị trí khu vực quy hoạch: Khu vực lập quy hoạch thuộc địa bàn xã Quảng Phương và xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch với Tổng diện tích khu vực quy hoạch: 857,7ha.
Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:
-
Phía Bắc giáp xã Quảng Lưu và xã Quảng Hưng
-
Phía Nam giáp đường vành đai dự kiến nối từ quốc lộ 1A đến cầu Quảng Hải
-
Phía Đông giáp xã Quảng Hưng và xã Quảng Xuân
-
Phía Tây giáp tuyến đường dây tải điện 500KV qua xã Quảng Phương
Tính chất khu vực quy hoạch: Là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, dịch vụ và thương mại của huyện Quảng Trạch.
Theo định hướng quy hoạch phát triển không gian thị trấn Quảng Phương, huyện Quảng Trạch được tổ chức xây dựng đô thị xung quanh hồ Bàu Sen, đồng thời định hướng phát triển mở rộng đô thị về phía Nam (kết nối với thị xã Ba Đồn). Về phía Đông (kết nối với Quốc lộ 1A và Khu Kinh tế Hòn La và biển) với các chức năng chính như sau:
-
Khu Trung tâm hành chính cấp huyện: Bố trí tại khu vực phía Bắc hồ Bàu Sen, nằm trên trục trung tâm hành chính, hình thức xây dựng hợp khối, kiến trúc hiện đại, gắn kết với quảng trường, trục không gian xanh đô thị với hướng mở ra hồ Bàu Sen.
-
Khu trung tâm văn hoá: Bố trí đối diện với khu trung tâm hành chính về phía Bắc hồ Bàu Sen, bao gồm các chức năng: Trung tâm hội nghị, nhà văn hóa đa năng,…
-
Khu trung tâm thị trấn: Bố trí xây dựng tại khu vực phía Nam hồ Bàu Sen, hình thức xây dựng hợp khối, kiến trúc hiện đại, gắn kết quảng trường với trung tâm thương mại dịch vụ phía Nam.
-
Khu trung tâm thương mại dịch vụ: Bố trí tại phía Nam hồ Bàu Sen, gồm các chức năng như: Chợ thị trấn, bến xe thị trấn, Nhà văn hóa đa năng, các trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp, quỹ đất văn phòng,…
-
Khu trung tâm thể dục thể thao: Tổ hợp các công trình thể dục thể thao được bố trí về phía Tây hồ Bàu Sen, hình thức kiến trúc hiện đại, màu sắc hình khối phù hợp với không gian xung quanh.
-
Khu trung tâm công viên cây xanh: Khai thác địa hình, không gian mặt nước hồ Bàu Sen để tổ chức trung tâm công viên cây xanh, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, kết hợp khai thác dịch vụ ven hồ.
-
Khu Trung tâm giáo dục: Bố trí tập trung về phía Tây hồ Bàu Sen, bao gồm: Trường PTTH, Trường dạy nghề, kết hợp thể dục thể thao,…
-
Khu trung tâm y tế: Bố trí Bệnh viện huyện tại khu vực phía Nam thị trấn trên trục đường kết nối với trung tâm thị xã Ba Đồn có hình thức kiến trúc phù hợp.
-
Khu dịch vụ nghỉ dưỡng: Tổ chức tại khu vực hồ Bàu Mây theo mô hình khu vui chơi giải trí kết hợp mặt nước và nghỉ dưỡng cho nhân dân thị trấn và các khu vực phụ cận.
-
Khu ở đô thị: Tổ chức tại khu vực phía Bắc, phía Tây và phía Nam hồ Bàu Sen với diện tích đất ở cho 20.000 người, tại các khu ở bố trí các công trình như: Trường THCS, Trường Tiểu học, Trường Mầm non, các cụm công trình thương mại dịch vụ nhỏ, phục vụ các nhu cầu thiết yếu tại các trung tâm khu ở.
-
Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng: Bố trí phía Tây thị trấn gần với Khu công nghiệp thị xã Ba Đồn. Tập trung phát triển ngành nghề truyền thống, các ngành nghề chế biến nông, hải sản, vật liệu xây dựng.
-
Các khu dự trữ phát triển đô thị: Các khu dự trữ phát triển đô thị ngoài 2030 hoặc có những đột biến về nhu cầu mở rộng đô thị trước năm 2030, được phát triển mở rộng về phía Nam và phía Đông theo ranh giới của đồ án quy hoạch.
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch Khu đô thị Nam Vũng Chùa – Đảo Yến tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỷ lệ 1/500, có diện tích 118.438,0m2.
4.3. Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Khu kinh tế Hòn La thuộc huyện Quảng Trạch được quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên 10.000ha, trong đó đất liền là 8.900ha, mặt biển và đảo là 1.010ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phụ trợ theo quy hoạch Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình.
Chủ đầu tư: Ban quản lý các khu công nghiệp Quảng Bình.
Diện tích: 10.000 ha (trong đó: khu phi thuế quan 100ha, công nghiệp 1890 ha, nông nghiệp 1760 ha, lâm nghiệp 1840 ha, dân cư 440 ha, biển và đảo là 1.010 ha, khu đô thị 2200 ha, du lịch 700 ha, đất khác 60ha).
5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình):
Ngày 10/5/2021, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Quảng Trạch.
Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Quảng Trạch với tổng diện tích đất tự nhiên là 44.661,12 ha. Trong đó:
-
Đất nông nghiệp 31.190,65 ha
-
Đất phi nông nghiệp 12.440,88 ha
-
Đất chưa sử dụng 1.029,59 ha
Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 4.039,59ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 382,84 ha. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 143,21 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích là 768,92 ha, trong đó:
-
Đất đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 34,74 ha
-
Đất đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 734,18 ha
THAM KHẢO THÊM: