Huyện Phú Riềng là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, nằm ở miền Đông Nam Bộ, Việt Nam, được biết đến là một huyện có nền kinh tế phát triển dựa chủ yếu vào nông nghiệp, đặc biệt là cây cao su và hồ tiêu. Dưới đây là bài viết về Bản đồ, xã phường thuộc huyện Phú Riềng (Bình Phước). Xin mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Phú Riềng (Bình Phước):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Phú Riềng (Bình Phước)?
Huyện Phú Riềng có tất cả 10 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Bù Nho (huyện lỵ) |
2 | Bình Sơn |
3 | Bình Tân |
4 | Long Bình |
5 | Long Hà |
6 | Long Hưng |
7 | Long Tân |
8 | Phú Riềng |
9 | Phú Trung |
10 | Phước Tân |
3. Giới thiệu chung về huyện Phú Riềng (Bình Phước):
Phú Riềng là huyện được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bù Gia Mập theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/05/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Huyện có tọa độ địa lý (theo hệ tọa độ VN 2000, múi 3):
-
Từ 11⁰36’18’’ đến 1152’26’’ vĩ độ Bắc,
-
Từ 106⁰44’22’’ đến 107⁰04’58’’ kinh độ Đông
* Vị trí địa lý:
Huyện Phú Riềng nằm ở trung tâm tỉnh Bình Phước, có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Bù Đăng
-
Phía Tây tiếp giáp với các huyện Lộc Ninh và Hớn Quản
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Đồng Phú
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Bù Gia Mập và thị xã Phước Long
* Diện tích, dân số:
Huyện Phú Riềng có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 674,97 km² và dân số khoảng 91.450 người (2019). mật độ dân số đạt khoảng 85 người/km².
* Địa hình, địa mạo:
Địa phận huyện Phú Riềng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù sa cổ cao đến núi trung bình thấp, dạng giải kéo dài chia cắt mạnh, đỉnh bằng thoải, sườn dốc, thể hiện bề mặt đặc trưng của phun trào bazan cổ. Địa hình có xu hướng nghiêng từ Đông sang Tây với độ cao thay đổi khoảng 200m đến 400m.
Theo phân cấp độ dốc trong Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông Nghiệp (10 TCN 68-84), đồng thời căn cứ vào cấu trúc hình thể và độ nghiêng dốc của bề mặt đất, yếu tố địa hình có thể phân chia ra 6 cấp độ dốc, là: Ít dốc, dốc trung bình, dốc mạnh, dốc rất mạnh, sông suối – mặt nước.
* Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu nhìn chung bị chi phối bởi 2 yếu tố quan trọng đó là: Vị trí địa khu vực trong mối liên quan với hoàn lưu khí quyển và Địa hình vĩ mô của vùng.
Đối với Phú Riềng, là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với vĩ độ từ 11º36’18” – 11º52’26”, chịu ảnh hưởng của 2 luồng tín phong chính là Tây Nam và Đông Bắc. Sự hiện diện của các dải núi cao theo hướng gần như vuông góc với 2 luồng tín phong chính có tác dụng như bức tường hứng hơi ẩm của gió Tây Nam vào mùa mưa và ngăn hơi ẩm của gió Đông Bắc vào mùa khô.
Nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27⁰C, trung bình tháng cao nhất là 28,6⁰C (tháng V) và trung bình tháng thấp nhất là 25,8⁰C (tháng I), biên độ nhiệt độ trung bình trong năm là 2,8⁰C. Các cực trị nhiệt độ lên xuống cũng không khắc nghiệt lắm. Tổng nhiệt độ trung bình năm khá lớn: 9.300 – 9.400⁰C. Số giờ nắng khá cao, trung bình lên đến 2.450 – 2.800 giờ/năm và 6,4 – 6,9 giờ/ngày.
Lượng mưa bình quân tương đối cao (2.500-3.000 mm), nhưng phân hóa theo mùa, tạo ra hai mùa rất trái ngược nhau: mùa mưa (>90% lượng mưa) và mùa khô (<10% lượng mưa). Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới.
* Thủy văn:
+ Sông suối và thủy văn: Trên địa bàn có Sông Bé chảy dọc theo ranh giới phía Tây của huyện theo hướng Bắc xuống Nam, đây là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Đồng Nai. Sông Bé bắt nguồn từ các dãy núi cao 600 – 800 m trên cao nguyên Xnaro (Nam Tây Nguyên), chảy qua tỉnh Bình Phước, xuống Bình Dương và hợp lưu với sông Đồng Nai tại Hiếu Liêm. Sông Bé có chiều dài khoảng 350 km và diện tích lưu vực là 7.650 km2. Phần chảy qua Phú Riềng có chiều dài khoảng 33,5 km với diện tích lưu vực khoảng 810 km2. Đây là một sông đặc trưng cho sông nội địa trong vùng đồi núi nhiệt đới mưa mùa với dòng chảy phân bố rất không đều trong năm và hầu như không bị ảnh hưởng của thủy triều. Ngoài ra, có lòng sông sâu và độ dốc lòng sông cao. Vì vậy, việc lấy nước của Sông Bé để tưới cho cây cối thường gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có suối Đắk Đam, suối Dơi, suối Nhung, suối Rạt, suối Minh và nhiều suối nhỏ. Nhìn chung do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lòng sông suối cao nên khả năng cung cấp nước tưới cho cây cối rất hạn chế.
+ Lũ lụt: Do địa hình dốc, chia cắt mạnh, rừng đầu nguồn bị cạn kiệt nên hàng năm về mùa mưa có thể xuất hiện những trận lũ quét ở ven một số suối trong vùng, tuy nhiên tác hại không lớn.
* Lịch sử:
Trước năm 2009, địa bàn huyện Phú Riềng ngày nay là một phần huyện Phước Long cũ.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP. Theo đó, chia huyện Phước Long thành hai đơn vị hành chính là thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 931/NQ-UBTVQH13. Theo đó, thành lập huyện Phú Riềng trên cơ sở tách 10 xã: Bình Sơn, Bình Tân, Bù Nho, Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Long Tân, Phú Riềng, Phú Trung và Phước Tân thuộc huyện Bù Gia Mập.
Sau khi thành lập, huyện Phú Riềng có 67.497 ha diện tích tự nhiên và 92.016 người với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 xã nói trên. Huyện lỵ đặt tại xã Bù Nho.
4. Quy hoạch giao thông huyện Phú Riềng (Bình Phước):
Quy hoạch giao thông huyện Phú Riềng được thực hiện theo Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên địa bàn huyện có 14 tuyến huyện lộ tổng chiều dài khoảng 139 km, kết nối trung tâm huyện với các trung tâm xã, trong huyện, đồng thời nối hệ thống giao thông nông thôn với các trục giao thông chính yếu.
Quy hoạch các tuyến giao thông huyết mạch giai đoạn đến năm 2030 chạy qua huyện Phú Riềng, gồm:
-
Đường Hồ Chí Minh: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 9,7 km, đạt chuẩn đường cao tốc, lộ giới 100 m. Hình thức quy hoạch: Mở mới.
-
Quốc lộ 14: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 2,5 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Mở rộng.
-
ĐT.741: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 22,5 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Đoạn đi qua trung tâm huyện nên có sự điều chỉnh lộ giới phù hợp với Quy hoạch Khu TTHC huyện được duyệt. Hình thức quy hoạch: Mở rộng.
-
ĐT.757: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 12,4 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Mở rộng.
-
ĐT.759: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,0 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Mở rộng.
-
ĐT.753B: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,6 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Nâng cấp, mở mới.
-
ĐT.757B: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 15,0 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Nâng cấp, mở mới.
-
Đường ngã 3 Đồng Tâm về TX Phước Long: Đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,6 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: Nâng cấp, mở mới.
5. Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện Phú Riềng (Bình Phước):
Ngày 17/6/2022, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 1125/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Phú Riềng.
Theo Điều 1 của Quyết định số 1125/QĐ-UBND, Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của huyện Phú Riềng được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm:
-
Đất nông nghiệp 54.822,15 ha
-
Đất phi nông nghiệp 12.554,27 ha
Quyết định cũng xác định diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch theo hồ sơ địa chính, bao gồm:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 6.994,51 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 1.414,27 ha
-
Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 6,75 ha
Theo đó, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trong báo cáo thuyết minh quy hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của huyện Phú Riềng.
THAM KHẢO THÊM: