Hồng Ngự được thành lập vào năm 1930 từ tổng An Phước, quận Tân Châu. Hồng Ngự lúc đó bao gồm có cả huyện Tân Hồng, thành phố Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự ngày nay. Hiện nay, Hồng Ngự là một huyện biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp. Bản đồ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)? Các xã phường thuộc huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)?
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp):
Bản đồ hành chính huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) được thể hiện như sau:
2. Các xã thuộc huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp):
Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) hiện nay có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 01 thị trấn và 09 xã, cụ thể như sau:
STT | Các xã thuộc huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) |
1 | Thị trấn Thường Thới Tiền |
2 | Xã Long Khánh A |
3 | Xã Long Khánh B |
4 | Xã Long Thuận |
5 | Xã Phú Thuận A |
6 | Xã Phú Thuận B |
7 | Xã Thường Lạc |
8 | Xã Thường Phước 1 |
9 | Xã Thường Phước 2 |
10 | Xã Thường Thới Hậu A |
3. Lịch sử hình thành huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp):
Hồng Ngự được thành lập vào năm 1930 từ tổng An Phước, quận Tân Châu. Hồng Ngự lúc đó bao gồm có cả huyện Tân Hồng, thành phố Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự ngày nay.
Hồng Ngự là một huyện của tỉnh Đồng Tháp, kể từ khi cha ông đặt chân đến khai khẩn vùng đất này, toàn nhân dân Hồng Ngự luôn vươn lên đấu tranh để chiến thắng thiên tai và những kẻ thù xâm lược, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương.
Trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến Việt Nam, Hồng Ngự là một nơi sinh tụ của những người chống đối chế độ bóc lột và thống trị của triều Nguyễn. Khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, Hồng Ngự lại là nơi dừng chân của nhiều sĩ phu yêu nước.
Từ khi có Đảng, nhân dân Hồng Ngự một lòng tin Đảng, đi theo Đảng và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước thì Hồng Ngự là căn cứ địa vững chắc của cách mạng.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhân dân Hồng Ngự lại hăng hái bắt tay vào việc xây dựng quê hương khắc phục những hậu quả chiến tranh, tập trung xây dựng để phát triển kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn nhân dân. Bọn Pôn-pốt, Iêng-xary gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc vào cuối năm 1975 đến năm 1979, nhân dân Hồng Ngự dưới sự chỉ đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ huyện lại vươn lên đập tan mọi cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn những nghĩa vụ quốc tế với nhân dân nước bạn Campuchia láng giềng.
Ngày xưa, vùng đất này mang tên Hùng Ngự. Theo truyền thuyết, đây là nơi cư trú, sinh sống của những người Hùng. Ngay từ thời nhà Nguyễn, Gia Long đã điều một đội binh ở trong trại Hùng Nhuệ ở Gia Định đến miền Đốc Vàng Thượng, Đốc Vàng Hạ để xây dựng lên một “Thi sở” nhằm hỗ trợ cho Đạo Tân Châu để bảo vệ miền đất biên ải. Năm Minh Mạng thứ 18 (vào năm 1837) Thi sở Hùng Ngự được làm nơi phòng thủ và để thu quan thuế đối với thương buôn. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 thì Thi sở Hùng Ngự được đắp đất xung quanh. Thành có chu vi 36 trượng 2 thước, có 2 cửa ra vào. Cho đến năm 1848, thành đất này bị phá bỏ.
Sau này, những người bất phục đối với Vương triều nhà Nguyễn và thực dân Pháp xâm lược đã tìm đến sinh sống ở tại vùng đất này. Họ gọi vùng đất mình sinh sống với một cái tên đầy kiêu hãnh là Hùng Ngự.
Dưới thời nhà Nguyễn, ban đầu vùng đất Hùng Ngự nằm ở trong tổng Kiến An, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp chia đất Nam kỳ thành 4 quân khu với 27 tiểu khu khác nhau. Vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chuyển hầu hết những tiểu khu thành đơn vị tỉnh. Hùng Ngự được đổi tên thành Hồng Ngự và trở thành một quận của tỉnh Châu Đốc.
Đầu năm 1948, để phù hợp với sự chỉ đạo kháng chiến của khu ủy khu 8, Hồng Ngự lại được chuyển thành một quận của tỉnh Long Châu Tiền. Đến năm 1951, tỉnh Long Châu Sa được thành lập, Hồng Ngự được ghép với Tân Châu và có tên là huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Long Châu Sa.
Tháng 07/1954, tỉnh Long Châu Sa lại được tách ra thành ba tỉnh, đó là: Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc. Hồng Ngự lại nằm trong sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Châu Đốc.
Tháng 10/1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cắt thành ba quận: Hồng Ngự, Cao Lãnh và Phong Thạnh Thượng và bốn xã của quận Mỹ An để thành lập tỉnh Kiến Phong.
Đầu năm 1957, Khu ủy khu 8 chủ trương thành lập Tỉnh ủy Kiến Phong để chỉ đạo trong phong trào kháng chiến chống Mỹ của nhân dân, Hồng Ngự là một huyện của tỉnh Kiến Phong.
Năm 1962, Hồng Ngự được ghép với Thanh Bình để thành lập huyện Thanh Hồng, chưa đầy một năm, lại tách ra và trở về với tên cũ Hồng Ngự thuộc tỉnh Kiến Phong.
Đầu năm 1974, Hồng Ngự thuộc tỉnh Long Châu Tiền. Đến năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập, Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1989, thực hiện Quyết định số 41-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 22/4/1989, về việc phân vạch rõ địa giới hành chính huyện Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, chia huyện Hồng Ngự thành hai huyện, sau lấy tên là Hồng Ngự và Tân Hồng.
Đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 23/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện thành lập thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự đến nay.
4. Tình hình kinh tế huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp):
Trong 6 tháng đầu năm 2024, UBND huyện Hồng Ngự tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện trên những lĩnh vực, từ đó tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp phát triển khá ổn định, quy mô và diện tích nuôi thủy sản được mở rộng. Những chỉ tiêu văn hóa, xã hội, môi trường, chuyển đổi số, chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biên giới.
Theo ngành chức năng huyện Hồng Ngự, tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 21.300ha (đạt 89% kế hoạch). Người dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào trong sản xuất giúp giảm giá thành, tăng thêm lợi nhuận (bình quân khoảng 33 triệu đồng/ha so với sản xuất truyền thống). Diện tích để nuôi trồng thủy sản thả giống 575ha (đạt 95% kế hoạch năm 2024) với tổng sản lượng thu hoạch thủy sản thương phẩm đạt gần 31.000 tấn. Đến nay, huyện Hồng Ngự có 9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có xã Thường Phước 1 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng những tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới, triển khai thực hiện xã Long Thuận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đạt được thêm 2 tiêu chí huyện nông thôn mới. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cho đến nay, có 39 sản phẩm (5 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao). Ngoài ra, để thực hiện có hiệu quả về Chương trình mỗi xã một sản phẩm, huyện Hồng Ngự ban hành kế hoạch tiếp tục duy trì, chuẩn hóa những sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP đạt 3 sao và 4 sao, phấn đấu đến cuối năm 2024, huyện Hồng Ngự phải có thêm 6 sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Hoạt động du lịch được tổ chức gắn với các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, thu hút đông đảo du khách ở trong và ngoài tỉnh. Nổi bật, huyện Hồng Ngự tổ chức lễ ra mắt chợ phiên làng nghề với tên gọi là “Làng dệt Long Khánh – Hành trình từ quá khứ”, vận hành thử nghiệm tour du lịch “Sắc màu vùng biên – Đất Sen hồng”. Vào trong 6 tháng đầu năm 2024, các điểm, khu du lịch đón gần 105.000 lượt khách (tăng hơn 50.000 lượt khách so với cùng kỳ của năm 2023), doanh thu gần 15 tỷ đồng. Trong đó, Điểm du lịch sinh thái Tiên Định (thuộc xã Phú Thuận A), Điểm du lịch Vườn Nho Ba Tuấn (thuộc xã Long Khánh B), Làng dệt choàng xã Long Khánh A, Bãi tắm cồn thị trấn Thường Thới Tiền… thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, huyện Hồng Ngự tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Cùng với đó, theo dõi và thực hiện những dự án, công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, giải ngân nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Triển khai thực hiện tốt những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư, cũng như rà soát, cập nhật những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: