Huyện A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận của 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam của đất nước; cách không xa quốc lộ 9 - trục đường xuyên Á. Dưới đây là Bản đồ, xã phường thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):
Bản đồ huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) được thể hiện như sau:
2. Các xã phường thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):
Theo khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 834/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 quy định sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện A Lưới như sau:
- Thành lập xã Lâm Đớt trên cơ sở nhập toàn bộ 16,58 km2 diện tích tự nhiên, 2.403 người của xã A Đớt và cả toàn bộ 51,28 km2 diện tích tự nhiên, 2.208 người của xã Hương Lâm. Sau khi thành lập thì xã Lâm Đớt có 67,86 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.611 người. Xã Lâm Đớt giáp những xã A Roàng, Đông Sơn, Hương Nguyên, Hương Phong và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
- Thành lập xã Quảng Nhâm trên cơ sở nhập toàn bộ cả 5,39 km2 diện tích tự nhiên, 2.225 người của xã Hồng Quảng và toàn bộ cả 37,85 km2 diện tích tự nhiên, 2.302 người của xã Nhâm. Sau khi thành lập thì xã Quảng Nhâm có 43,24 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.527 người. Xã Quảng Nhâm giáp những xã A Ngo, Hồng Bắc, Hồng Thái, Sơn Thủy, thị trấn A Lưới và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
- Thành lập xã Trung Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ cả 10,34 km2 diện tích tự nhiên, 1.242 người của xã Bắc Sơn và toàn bộ cả 67,40 km2 diện tích tự nhiên, 2.053 người của xã Hồng Trung. Sau khi thành lập thì xã Trung Sơn có 77,74 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.295 người. Xã Trung Sơn giáp những xã Hồng Bắc, Hồng Kim, Hồng Vân; huyện Phong Điền và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
- Sau khi sắp xếp, huyện A Lưới có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 17 xã và 01 thị trấn.
Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) có 18 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 xã và 01 thị trấn, cụ thể như sau:
STT | Các xã thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) |
1 | Xã Lâm Đớt |
2 | Xã A Roàng |
3 | Xã Đông Sơn |
4 | Xã Hương Nguyên |
5 | Xã Hương Phong |
6 | Xã Quảng Nhâm |
7 | Xã A Ngo |
8 | Xã Hồng Bắc |
9 | Xã Hồng Thái |
10 | Xã Trung Sơn |
11 | Xã Hồng Kim |
12 | Xã Hồng Vân |
13 | Xã Hồng Hạ |
14 | Xã Hồng Thượng |
15 | Xã Hồng Thủy |
16 | Xã Phú Vinh |
17 | Xã Sơn Thủy |
18 | Thị trấn A Lưới |
3. Vị trí địa lý huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):
Huyện A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, địa giới huyện A Lưới được giới hạn ở trong tọa độ địa lý từ 160 00’57” đến 16027’ 30” vĩ độ Bắc và từ 1070 0′ 3’ đến 1070 30′ 30” kinh độ Đông. Huyện A Lưới có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp với thị xã Hương Thủy và huyện Nam Đông
- Phía tây giáp với huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị và nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
- Phía nam giáp với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Phía bắc giáp với thị xã Hương Trà và huyện Phong Điền.
Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận của 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam của đất nước; cách không xa quốc lộ 9 – trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với những nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị.
A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình khoảng 600–800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-250.
Địa hình A Lưới gồm có hai phần:
- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn và có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Và đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đakrông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình khoảng 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích vào khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung khá đông dân cư của huyện.
4. Những nguồn tài nguyên của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) là một nơi có nguồn tài nguyên khá phong phú, điển hình như:
- Tài nguyên đất: Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn huyện A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm có nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs) (chiếm tới 63% diện tích của huyện A Lưới); nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc) (chiếm đến 28% diện tích của huyện A Lưới) và các nhóm đất khác (chiếm diện tích 9% diện tích của huyện A Lưới). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 1.224,63 km², trong đó:
+ Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm đến 93,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện A Lưới, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, bao gồm có đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.
+ Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm đến 2,78% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở các vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn của huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi của huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông, sông Bồ.
+ Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua khảo sát thực tế đã cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.
- Tài nguyên rừng: huyện A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có đến 45.903,28 ha, đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha, rừng đặc dụng 15.489,10 ha; đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha và đất rừng trồng là 15.858,79 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 đạt 75%. Trữ lượng gỗ đạt khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng,…và có nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây… Động vật rừng đa dạng và có một số các loài như sao la, chồn hương, mang, nai…thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
- Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện A Lưới, tài nguyên khoáng sản khá là phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là những mỏ cao lanh, đá xây dựng, vàng, nước khoáng nóng v.v.
- Tài nguyên du lịch: A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm ở trên địa phận xã Hồng Kim. Cách trung tâm huyện 30 km là các cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận của xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích vào khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu và rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. Huyện A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình.
THAM KHẢO THÊM: