Quận Tây Hồ được thành lập vào năm 1995 và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực và trở thành Trung tâm Dịch vụ - Du lịch và Văn hóa của Hà Nội. Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bản đồ và danh sách đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính quận Tây Hồ (Hà Nội):
Trước đây, khu vực Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Quận Tây Hồ được thành lập vào năm 1995 và trở thành một địa điểm quan trọng chứa nhiều di tích danh thắng và di tích văn hóa – lịch sử có giá trị của thành phố Hà Nội. Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc nội thành thành phố Hà Nội. Vị trí của quận Tây Hồ bao trọn toàn bộ Hồ Tây và một số khu vực ven sông Hồng. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ được đặt tại phường Xuân La. Đây cũng là phường dẫn đầu toàn quận về số lượng dân cư sinh sống. Nhìn trên bản đồ Tây Hồ mới nhất, có thể thấy các ranh giới tiếp giáp của quận như sau:
- Phía Đông giáp với quận Long Biên (ranh giới tự nhiên là sông Hồng)
- Phía Tây giáp với quận Bắc Từ Liêm
- Phía Nam giáp các quận Ba Đình (ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Hùng Vương, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám) và quận Cầu Giấy
- Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
Xét về địa hình, quận Tây Hồ có mặt cắt khá bằng phẳng, địa hình có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai thuộc khu vực này khá màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm nhờ lợi thế tiếp giáp sông Hồng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để trồng cây, trồng hoa, tạo cảnh quan tự nhiên thu hút du lịch. Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Tây Hồ là 24km2. Theo số liệu thống kế năm 2022, dân số của quận là 165.715 người, mật độ dân số đạt 6.904 người/km2.
Quận Tây Hồ được thành lập ngày 28 tháng 10 năm 1995 theo Nghị định số 69/NĐ – CP trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Sau đó, có quyết định chuyển các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thành các phường có tên tương ứng. Tóm lại, địa bàn quận Tây Hồ hiện được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 8 phường: Tứ Liên, Bưởi, Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Yên Phụ, Quảng An, Thụy Khê.
2. Danh sách đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội):
STT | Danh sách đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội) |
1 | Lạc Long Quân |
2 | Ngõ 142 An Dương Vương |
3 | Ngõ 209 An Dương Vương |
4 | Đường An Dương Vương |
5 | Đường Đặng Thai Mai |
6 | Đường Âu Cơ |
7 | Đường UNIS Khu đô thị Ciputra |
8 | Đường Lake Road Khu đô thị Ciputra |
9 | Ngõ 11 Tô Ngọc Vân |
10 | Ngõ 150 Yên Phụ |
11 | Ngõ 339 Âu Cơ |
12 | Ngõ 401 Xuân Đỉnh |
13 | Ngõ 460 Thụy Khuê |
14 | Ngõ 98 Yên Phụ |
15 | Đường Nhật Chiêu |
16 | Phố Main Khu đô thị Ciputra |
17 | Đường Phú Gia |
18 | Đường Tây Hồ |
19 | Đường Thụy Khuê |
20 | Đường Trích Sài |
21 | Đường Ven Hồ Tây |
22 | Đường Xuân Diệu |
23 | Đường Yên Phụ |
24 | Đường Xuân La |
25 | Đường Ven Hồ Thụy Khuê |
26 | Đường Từ Hoa Công Chúa |
27 | Đường Thanh Niên |
28 | Đường Phú Xá |
29 | Phố Park Khu đô thị Ciputra |
30 | Đường Nước Phần Lan |
31 | Ngõ Palm Khu đô thị Ciputra |
32 | Ngõ 50 Đặng Thai Mai |
33 | Ngõ 41 An Dương Vương |
34 | Ngõ 354 Lạc Long Quân |
35 | Ngõ 218 Lạc Long Quân |
36 | Ngõ 12 Đặng Thai Mai |
37 | Đường Mai Xuân Thưởng |
38 | Đường Hồng Hà |
39 | Đường Yên Hoa |
40 | Đường Promenade Khu đô thị Ciputra |
41 | Phố Dốc Tam Đa |
42 | Đường An Thành 1 |
43 | Ngõ An Thành |
44 | Ngõ 45 An Dương Vương |
45 | Ngõ 22 Âu Cơ |
46 | Ngõ 15 An Dương Vương |
47 | Ngõ 1 Âu Cơ |
48 | Ngõ 128 Thụy Khuê |
49 | Ngõ 16 An Dương Vương |
50 | Ngõ 310 Nghi Tàm |
51 | 614 Lạc Long Quân |
52 | Đường An Dương |
53 | Đường An Thành 2 |
54 | Đường Âu Cơ |
55 | Đường Academy Khu đô thị Ciputra |
56 | Đường SIS Khu đô thị Ciputra |
57 | Đường Hoàng Hoa Thám |
58 | Đường Lạc Long Quân |
59 | Đường Nghi Tàm |
60 | Ngõ 105/2/27 Xuân La |
61 | Ngõ 124 Âu Cơ |
62 | Ngõ 143 An Dương Vương |
63 | Ngõ 124 Âu Cơ |
64 | Ngõ 143 An Dương Vương |
65 | Ngõ 242 Nghi Tàm |
66 | Ngõ 31 Xuân Diệu |
67 | Ngõ 378 Hoàng Hoa Thám |
68 | Ngõ 445 Lạc Long Quân |
69 | Ngõ 86 Âu Cơ |
70 | Ngõ 95 Âu Cơ |
71 | Đường Nguyễn Hoàng Tôn |
72 | Phố Atlas Khu đô thị Ciputra |
73 | Phố Pegasus Khu đô thị Ciputra |
74 | Đường Quảng Bá |
75 | Thượng Thụy |
76 | Đường Tô Ngọc Vân |
77 | Đường Vệ Hồ |
78 | Đường Ven Hồ |
79 | Đường Võ Chí Công |
80 | Phố Võng Thị |
81 | Yên Hoa |
82 | Phố Nguyễn Đình Thi |
3. Bản đồ giao thông quận Tây Hồ (Hà Nội):
Bản đồ giao thông quận Tây Hồ được đánh giá phát triển khá thuận lợi với các tuyến đường lớn như: Thanh Niên, Võ Chí Công, Âu Cơ, An Dương Vương, Lạc Long Quân,… Bên cạnh đó là các tuyến phố ven hồ như: Phố Quảng Bá, phố Nhật Chiêu, phố Vệ Hồ, phố Trích Sài, phố Nguyễn Đình Thi,… mang lại không khí thoải mái và dễ chịu.
- Theo đó, rất nhiều tuyến đường được đưa vào cải tạo, nâng cấp như:
+ Đường Võ Chí Công với chiều rộng 64 km – tuyến đường nội bộ nối kết cầu Nhật Tân và trung tâm thành phố.
+ Cải tạo trục đường chính Hoàng Hoa Thám từ đoạn Hùng Vương cho đến dốc Ngọc Hà
+ Cải tạo các tuyến đường cấp khu vực như: Lạc Long Quân, Võng Thị, Thanh Niên, Xuân La và tuyến mới mở ở cửa ngõ phía Tây của quận, đoạn từ đường Thụy Khuê đến Hoàng Hoa Thám
+ Cải tạo các tuyến đường khu vực gồm: Thụy Khuê, Yên Phụ, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai,…
+ Tập trung xây dựng nút giao thông tại phường Phú Thượng đoạn giữa Vành đai 2 với các tuyến đường quy hoạch và tại phường Bưởi đoạn giữa Vành đai 2 với đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt.
4. Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ (Hà Nội) chi tiết:
Theo quy hoạch chung của thành phố, quận Tây Hồ được định hướng trở thành khu trung tâm về du lịch và dịch vụ của Hà Nội. Theo đó, địa bàn ven Tây Hồ sẽ được quy hoạch toàn diện về mọi mặt, bao gồm: Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch đô thị, bảo tồn cảnh quan, di tích lịch sử,…
- Nhìn trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ thì có thể thấy tổng diện tích đất quy hoạch của khu vực đạt gần 993 ha, được chia thành 20 ô quy hoạch nhỏ để dễ quản lý. Chi tiết quy hoạch đất được sử dụng ở quận Tây Hồ là:
+ Đất công viên cây xanh đô thị có diện tích 604,82 ha (chiếm 60,91% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất có diện tích khoảng 228,61 ha ( chiếm 23,02% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất công trình công cộng cấp đô thị có diện tích khoảng 63,2% ha (chiếm 6,36% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất giao thông cấp đô thị có diện tích 23,12 ha (chiếm 2,33% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất hỗn hợp có diện tích 12,59 (chiếm 1,27% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất công trình tôn giáo, di tích – tín ngưỡng có diện tích 12,21 ha (chiếm 1,22% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất xây dựng trường học có diện tích 4,79 ha ( chiếm 0,48% tổng diện tích đất quy hoạch)
+ Đất cơ quan, viện nghiên cứu có diện tích 2,05 ha (chiếm 0,21% tổng diện tích đất quy hoạch)
- Ngoài ra, các dự án cần ưu tiên trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ bao gồm:
+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và cây xanh xung quanh khu vực Tây Hồ
+ Sửa chữa, cải tạo hệ thống đường giao thông trong các khu dân cư trên địa bàn
+ Xây dựng hệ thống giáo dục gồm trường học, trường đào tạo, nhà trẻ, mẫu giáo,..
+ Bảo tồn, tôn tạo hệ thống các công trình lịch sử – văn hóa, di tích trong khu vực
+ Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có quy mô lớn nhằm đóng góp cảnh quan cho khu vực và phát huy giá trị du lịch, dịch vụ của khu vực quận Tây Hồ.
THAM KHẢO THÊM: