Huyện Tương Dương của tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, cách thành phố Vinh khoảng 200 km. Bài viết dưới đây với chủ đề: Bản đồ và các xã phường thuộc Tương Dương (Nghệ An) sẽ giúp bạn đọc có những thông tin khái quát về huyện Tương Dương.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tương Dương (Nghệ An):
2. Huyện Tương Dương (Nghệ An) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Tương Dương có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 16 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An) |
1 | Thị trấn Thạch Giám (huyện lỵ) |
2 | Xã Hữu Khuông |
3 | Xã Lượng Minh |
4 | Xã Lưu Kiền |
5 | Xã Mai Sơn |
6 | Xã Nga My |
7 | Xã Nhôn Mai |
8 | Xã Tam Đình |
9 | Xã Tam Hợp |
10 | Xã Tam Quang |
11 | Xã Tam Thái |
12 | Xã Xá Lượng |
13 | Xã Xiêng My |
14 | Xã Yên Hòa |
15 | Xã Yên Na |
16 | Xã Yên Thắng |
17 | Xã Yên Tĩnh |
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
-
Giải thể xã Thạch Giám.
-
Sáp nhập một phần diện tích và dân số của xã Thạch Giám vào thị trấn Hòa Bình để thành lập thị trấn Thạch Giám.
-
Sáp nhập phần diện tích và dân số còn lại của xã Thạch Giám vào các xã Xá Lượng và Tam Thái.
Huyện Tương Dương có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
3. Giới thiệu khái quát về huyện Tương Dương (Nghệ An):
Vị trí địa lý:
Huyện Tương Dương là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía Tây của tỉnh và được biết đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số. Tương Dương là 1 trong 4 huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Lào và huyện Quế Phong.
- Phía Nam và Tây Nam giáp nước Lào.
- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Con Cuông.
- Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn.
Diện tích:
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 281.192,73 ha (là đơn vị cấp huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Nghệ An và của cả nước) và tổng chiều dài đường biên với nước bạn Lào là 57,93 km.
Địa hình:
Địa hình huyện Tương Dương rất hiểm trở, có nhiều núi cao, tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Đồi núi bị chia cắt mạnh bởi 3 sông chính (Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Cả) và nhiều khe suối lớn nhỏ,… tạo nên nhiều lớp gợn sóng cao dần, tạo thành 2 mái núi lớn nghiêng về sông Cả (sông Lam) và thấp dần về phía hạ lưu sông Lam.
Khí hậu:
Tương Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 23°C-25⁰C, có 6 tháng nhiệt độ vượt quá 23⁰C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: 39 – 41⁰C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 8⁰C.
Lượng mưa bình quân đạt: 1.450 mm, song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian (khu vực thượng nguồn sông Cả, từ Cửa Rào trở lên, mùa mưa bắt đầu và kết thúc trong 3 tháng là: Tháng 8, 9, 10. Lượng mưa bình quân năm chỉ đạt 1.350 mm. Khu vực hạ lưu sông Cả từ Cửa Rào trở xuống, mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, kết thúc vào tháng 9, lượng mưa bình quân nhiều năm lớn trên 2.000 mm).
Huyện Tương Dương chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng trong huyện (khu vực Cửa Rào, xã Xá Lượng được đánh giá là khu vực nóng nhất Đông Dương).
4. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Tương Dương (Nghệ An):
Với vị trí giáp nước bạn Lào và quốc lộ 7 đi qua, Tương Dương không chỉ là trung tâm chiến lược về kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng mà còn là điểm đến hấp dẫn với thiên nhiên ưu đãi và cảnh quan tự nhiên đa dạng. Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Pù Huống và khu dự trữ sinh quyển thế giới Pù Mát là những điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có dòng suối Nậm Nơn và Nậm Mộ nên thơ, gắn liền với những huyền thoại ly kỳ cùng với Vườn Quốc gia Pù Mát, rừng săng lẻ ở xã Tam Đình đã tạo nên những điểm đến không thể bỏ qua cho du khách.
Tương Dương cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử như đền Cửa Rào, đền thờ Lý Nhật Quang, hang Thằm Cóng và hệ thống hang động ở bản Xiềng Lằm, mang đến cho du khách cơ hội khám phá văn hóa, lịch sử phong phú của vùng miền. Đặc biệt, Đền Cửa Rào đã trở thành nơi gửi gắm tâm linh của đồng bào các dân tộc Tương Dương và du khách gần xa. Các hoạt động lễ hội vào dịp đầu xuân thu hút đông đảo khách thập phương đến tham dự, góp phần làm phong phú thêm bức tranh du lịch của huyện.
Văn hóa đa dạng của 6 dân tộc anh em cùng sinh sống tại Tương Dương, bao gồm Thái, Khơ Mú, Kinh, Mông, Tày Poọng và Ơ Đunên cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút du khách. Trang phục hoa văn sặc sỡ của dân tộc Mông, điệu múa xòe đặc trưng cùng những điệu hát Tơm giai điệu rộn ràng của dân tộc Khơ Mú là những trải nghiệm văn hóa không thể bỏ qua. Ẩm thực Tương Dương vô cùng hấp dẫn với các món ăn chế biến từ nguồn sản vật địa phương như cá lăng, cá mát, gà ác, lợn đen và các loại rau quả mang đậm hương vị núi rừng.
Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành sản phẩm du lịch có sức hút và sức cạnh tranh, cần có sự đầu tư và quy hoạch phát triển bài bản. Việc xây dựng nguồn nhân lực phục vụ, nâng cao nhận thức của người dân, chính sách thu hút đầu tư, cơ sở vật chất và công tác quảng bá là những bước quan trọng, cần thiết. Bảo tồn tài nguyên và sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững.
5. Quy hoạch huyện Tương Dương (Nghệ An):
5.1. Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp:
Về quy hoạch giao thông:
Tương Dương được bao phủ bởi quốc lộ 7A – đường giao thông quan trọng và không thể thiếu. Sông Cả cũng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng này, đặc biệt là đối với các xã vùng sâu, nơi đi lại thường chỉ qua đường thủy.
Hiện nay, sự xuất hiện của tỉnh lộ 487 đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa Quốc lộ 7A và Quốc lộ 48, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc di chuyển đến các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An.
Ngoài ra, huyện Tương Dương cũng đã được tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã trong những năm qua.
Về quy hoạch công nghiệp:
Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Tương Dương được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An. Hiện tại, trong kì 2021 – 2030, huyện Tương Dương đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, gồm:
-
Quy hoạch mới: Cụm công nghiệp Bãi Xa (Tương Dương)
-
Loại khỏi quy hoạch: Cụm công nghiệp Thạch Giám (Tương Dương)
5.2. Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, huyện Tương Dương:
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Thực hiện Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Tương Dương. UBND huyện Tương Dương thông báo công bố công khai toàn bộ nội dung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch huyện Tương Dương để các tổ chức, cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện được biết. Ngày 14/9/2022, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 353/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Tương Dương.
Theo quyết định, nội dung phương án quy hoạch với diện tích và nhu cầu sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 của huyện Tương Dương với tổng diện tích đất nông nghiệp: 270.909,18 ha, Đất phi nông nghiệp: 9.392,00 ha, Đất chưa sử dụng: 477,00 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỷ lệ 1/25.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Tương Dương được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
THAM KHẢO THÊM: