Thành phố Uông Bí - một đô thị loại II thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam - nổi tiếng với biệt danh "Thành phố điện - than" nhờ vào ngành công nghiệp chính của mình. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau với chủ đề: Bản đồ và các xã phường thuộc thành phố Uông Bí (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Uông Bí (Quảng Ninh):
2. Thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Uông Bí có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 9 phường, 1 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) |
1 | Phường Bắc Sơn |
2 | Phường Nam Khê |
3 | Phường Phương Đông |
4 | Phường Phương Nam |
5 | Phường Quang Trung |
6 | Phường Thanh Sơn |
7 | Phường Trưng Vương |
8 | Phường Vàng Danh |
9 | Phường Yên Thanh |
10 | Xã Thượng Yên Công |
Lưu ý: Phía trên là bản đồ hành chính cũ của thành phố Uông Bí (Quảng Ninh). Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là: Xã Điền Công. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Điền Công vào phường Trưng Vương.
Thành phố Uông Bí có 9 phường và 1 xã như hiện nay.
3. Giới thiệu khái quát về thành phố Uông Bí (Quảng Ninh):
Vị trí địa lý:
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 115 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần 30 km về phía Bắc và cách thành phố Hạ Long 39 km về phía Đông, hướng Tây; có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy thuận tiện cho giao lưu, tiêu thụ hàng hóa.
Thành phố có tọa độ địa lý từ 20o58’ đến 21o9’ vĩ độ bắc và từ 106o41’ đến 106o52’ kinh độ đông.
Uông Bí được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh vào năm 2011. Đây là một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của vùng. Thành phố Uông Bí có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, có nhiều lợi thế về mọi mặt. Sau khi quy hoạch hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi mới về không gian cũng như mạng lưới giao thông trong khu vực.
Thành phố Uông Bí có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Đông thành phố giáp với thành phố Hạ Long.
-
Phía Tây thành phố giáp thị xã Đông Triều.
-
Phía Nam thành phố giáp thị xã Quảng Yên và huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng (qua sông Đá Bạc).
-
Phía Bắc thành phố giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (ranh giới là dãy núi Đông Triều).
Uông Bí nằm trong vùng tam giác động lực phát triển Miền Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là đô thị loại II đang quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kỳ vọng sẽ trở thành một đồ thị kiểu mẫu phát triển nhanh và bền vững ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông Bắc của Tổ Quốc.
Diện tích và dân số:
Bản đồ thành phố Uông Bí có tổng diện tích đất tự nhiên là 256,3 km², dân số vào năm 2019 đạt 120.982 người. Mật độ dân số khoảng 472 người/km².
4. Điều kiện tự nhiên của thành phố Uông Bí (Quảng Ninh):
Địa hình:
Uông Bí nằm trong dải cánh cung Đông Triều – Móng Cái, chạy dài theo hướng Tây – Đông: Kiến tạo địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử với độ cao 1.068m, núi Bảo Đài cao 875m. Phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, trũng ngập nước ven sông Đá Bạc.
Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi đốc nghiêng từ Bắc xuống Nam, được phân tách thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng cao: Chiếm 65,04% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, gồm xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn, Quang Trung, Trưng Vương và Phương Đông.
- Vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam, có địa hình thấp, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vành Danh thuộc xã Thượng Yên Công và Phường Vàng Danh. Vùng này có diện tích rất nhỏ, chiếm 1,2% điện tích tự nhiên Thành phố.
- Vùng Thấp: Bao gồm các xã, phường nằm ở phía Nam Quốc lộ 18A như phường Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương. Vùng này địa hình bằng phẳng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa ven sông có độ dốc cấp I (0+80) nằm xen giữa các kênh rạch, ruộng canh tác ở độ cao từ 1:5m so với mặt nước biển. Diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 26,90% diện tích tự nhiên Thành phố.
Khí hậu:
Vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.
Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 m nằm giữa vùng núi Yên Tử và núi Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp làm cho khí hậu Uông Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau. Trong đó, vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa; vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải.
Nhiệt độ trung bình năm là 22,2 độ C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 22 – 30 độ C, cao nhất 34 – 36 độ C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17 – 20 độ C, thấp nhất 7 – 12 độ C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 – 7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 50,5.
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, cao nhất 2.200mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, chiếm tới 60% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình giữa các tháng trong năm là 133,3mm, số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày.
Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông Bắc thổi vào mùa đông. Trong các tháng mùa hè thường chịu ảnh hưởng của mưa bão với sức gió và lượng mưa lớn.
Cũng như các huyện, thị xã, thành phố khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có khoảng 2 – 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Uông Bí.
Khí hậu ở Uông Bí thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống và môi sinh. Trong đó, nhờ địa hình đa dạng tạo ra nhiều vùng khí hậu khác nhau, thích hợp cho sản xuất nông lâm thủy sản và phát triển các loại hình du lịch.
Thủy văn:
Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp. nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.
Sông Đá Bạc đoạn chạy qua Thành phố (thuộc địa phận các phường: Phương Nam, Phương Đông, Quang Trung) chiều dài 12km, rộng trung bình 400m, độ sâu lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 – 500 tấn ra vào cảng. Đây là tuyến đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.
Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường Quang Trung, thuộc ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát cho Nhà máy điện Uông Bí.
Sông Sinh chảy qua trung tâm Thành phố dài 15km, có khả năng cung cấp nước cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.
Thành phố có hai hồ nước: Hồ Yên Trung diện tích 50ha và hồ Tân Lập diện tích 16ha. Hai hồ lớn này cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra đây còn là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới vui chơi, giải trí.
THAM KHẢO THÊM: