Huyện Nguyên Bình là một huyện miền núi với vẻ đẹp hùng vĩ và bản sắc văn hóa đặc sắc, là điểm đến hấp dẫn cho du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng. Bài viết dưới đây: Bản đồ và các xã phường thuộc Nguyên Bình (Cao Bằng) sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Nguyên Bình (Cao Bằng):
2. Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Nguyên Bình có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 15 xã.
STT | Danh sách xã, phường huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng |
1 | Thị trấn Nguyên Bình (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Tĩnh Túc |
3 | Xã Ca Thành |
4 | Xã Hoa Thám |
5 | Xã Hưng Đạo |
6 | Xã Mai Long |
7 | Xã Minh Tâm |
8 | Xã Phan Thanh |
9 | Xã Quang Thành |
10 | Xã Tam Kim |
11 | Xã Thành Công |
12 | Xã Thể Dục |
13 | Xã Thịnh Vượng |
14 | Xã Triệu Nguyên |
15 | Xã Vũ Minh |
16 | Xã Vũ Nông |
17 | Xã Yên Lạc |
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Lang Môn
-
Xã Minh Thanh
-
Xã Thái Học
3. Các điều kiện tự nhiên của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng):
3.1. Vị trí địa lý:
Nguyên Bình là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Huyện này nằm ở phía Tây tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km về hướng Tây và cách thủ đô Hà Nội khoảng 269 km về phía Đông Bắc. Với tọa độ địa lý từ 22º29’30″B đến 22º48’08″B và từ 105º43’42″Đ đến 106º10’28″Đ, Nguyên Bình có địa hình đa dạng với vùng núi đá và núi đất. Độ cao trung bình của huyện từ 800m đến 1.100m, tạo nên cảnh quan hùng vĩ với núi non trùng điệp.
Huyện Nguyên Bình có vị trí địa lý:
-
Phía Đông giáp huyện Hòa An.
-
Phía Tây giáp huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bảo Lạc.
-
Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng và Hòa An.
-
Phía Nam giáp các huyện Ngân Sơn và Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Với những đặc điểm địa lý và khí hậu, Nguyên Bình không chỉ là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du lịch và nghiên cứu khoa học. Địa hình đa dạng cùng với khí hậu đặc trưng đã tạo nên một hệ sinh thái phong phú, nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm và là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nguyên Bình cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa, phản ánh bản sắc đặc trưng của các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây.
3.2. Địa hình:
Do kiến tạo địa chất, địa hình huyện Nguyên Bình hình thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất. Độ cao trung bình từ 800m đến 1.100m, thấp dần từ Tây sang Đông. Vùng núi đá chạy dài theo hướng Tây – Tây Bắc bao quanh núi đất, nối tiếp nhau thấp dần về phía Đông Bắc.
Từ xã Thành Công, Mai Long, Ca Thành, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Minh Thanh, Bắc Hợp nối liền dãy núi đá Lam Sơn, Minh Tâm, có nhiều ngọn núi cao trên 1000m. Dãy Toong Tinh (xã Phan Thanh) cao 1120m, núi Tam Luông (xã Thành Công) cao 1.300m, núi Phia Oắc (xã Phan Thanh) cao 1.931m, quanh năm mây bao phủ.
Vùng núi đất bao gồm những dãy núi ở phía Đông và phía Đông Nam nối tiếp nhau gợn sóng gối vào thêm núi đá tạo thành thế trụ vững chắc, bức tường ngàn đời che chắn nạn ngoại xâm. Những dãy núi này kéo dài từ xã Hoa Thám, Tam Kim, Lang Môn đến Quang Thành, Thành Công, Thể Dục.
Vào những ngày đẹp trời, khi bình minh lên hoặc lúc hoàng hôn buông xuống, từ đỉnh đèo Benle hay đèo Lê A ngắm nhìn mới thấy cảnh đẹp hùng vĩ của quê hương non nước nguyên Bình. Xen giữa những dãy núi đá, núi đất là những khu đồi đất nhấp nhô độ cao 500m, có những đồng cỏ xanh như Phia Đén (Thành Công), Nà Nu (Lang Môn). Núi đồi đồng cỏ, khoáng sản là những tiềm năng kinh tế của huyện Nguyên Bình.
3.3. Khí hậu:
Huyện Nguyên Bình có khí hậu miền núi nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 20°C. Mùa hè ở đây có thể nóng bức với nhiệt độ cao nhất đạt 36.8°C, trong khi mùa đông lạnh có thể xuống tới 0.6°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.670mm, độ ẩm không khí bình quân ở mức 82%, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng và đa dạng sinh học.
3.4. Hệ thống sông ngòi:
Hệ thống sông, suối Nguyên Bình gồm 3 con sông lớn: Sông Nguyên Bình là một nhánh thượng nguồn của sông Bằng bắt nguồn từ Tĩnh Túc chảy qua các xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, Bắc Hợp ra xã Trương Lương (huyện Hòa An). Sông có dòng chảy lớn, nơi có độ đốc cao như đạp Tà Sa, Nà Ngàn xây dựng được 2 trạm thủy điện nhỏ có công suất 850kW giờ cung cấp cho mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Sông Nhiên bắt nguồn từ núi Phia Oắc, xã Thành Công chảy qua các xã: Hưng Đạo, Tam Kim, Hoa Thám, Bạch Đằng (Hòa An) là thượng nguồn sông Hiến đến thị xã Cao Bằng hợp lưu với sông Bằng. Sông Năng bắt nguồn từ huyện Bảo Lạc qua xã Bằng Thành (Pắc Nặm,Bắc Kạn) chảy qua địa phận xã Mai Long, Phan Thanh, Bành Trạch (Ba Bể, Bắc Kạn).
Dọc theo các con sông là những cánh đồng nhỏ hẹp của các xã: Thể Dục, Minh Thanh, Bắc Hợp, Tam Kim; cánh đồng Phiêng Pha thuộc xã Mai Long bằng phẳng, nguồn nước dựa vào tự nhiên, khi hạn hán thì mất mùa.
Ngoài ra còn có các khu ruộng bậc thang bên đồi núi ở các xã Thành Công, Quang Thành, Thể Dục, những nơi phát triển lúa nương như xã Hoa Thám, Thịnh Vượng.
3.5. Đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.048 ha, trong đó đất ruộng có 1.323 ha. Dọc theo các con sông là những cánh đồng nhỏ hẹp của các xã: Thể Dục, Minh Thanh, Bắc Hợp, Tam Kim; cánh đồng Phiêng Pha thuộc xã Mai Long bằng phẳng, nguồn nước dựa vào tự nhiên, khi hạn hán thì mất mùa. Ngoài ra còn có các khu ruộng bậc thang bên đồi núi ở các xã Thành Công, Quang Thành, Thể Dục, những nơi phát triển lúa nương như xã Hoa Thám, Thịnh Vượng. Đất nương rẫy 2.221 ha chủ yếu để trồng ngô và sắn. Cây lúa, ngô là cây lương thực chính của nhân dân huyện Nguyên Bình. Đồng cỏ 1.150 ha phục vụ cho chăn thả gia súc (trâu, bò, dê, ngựa).
Đất lâm nghiệp là 67.242 ha, tỉ lệ che phủ 54,04%, có khu vực rừng Phia Oắc, phia Đén là rừng đặc dụng, phòng hộ, trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn. Trong rừng, ngoài các loại gỗ quý như nghiến, lát, sến và các cây trúc, trẩu, hồi thông là những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, còn có các loại động vật, thực vật quý hiếm như báo, nai, gấu, khỉ, lợn rừng và các loại lâm, thổ sản như: Thảo quả, sa nhân, mộc nhĩ, nấm hương, măng trúc, măng mai,… đó là những tiềm năng lớn của rừng núi Nguyên Bình.
Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản hiếm như thiếc, sắt, titan, vonfram, vàng,… Mỏ thiếc Tĩnh Túc, Bình Đường, Tài Sỏong, Lũng Mười đã được khai thác từ lâu. Có các điểm vàng Sa Khoáng như Kim Liên, Kim San (Tĩnh Túc), Lũng Kim (Vũ Nông),… Dọc sông Nhiên từ đầu xã Tam Kim đến cuối xã Hoa Thám, dọc sông Nguyên Bình từ Thể Dục đến Nà Ngàn (Trương Lương, Hòa An); dọc sông Năng đoạn thuộc xã Mai Long và Phan Thanh,… là những nơi có vàng sa khoáng có hàm lượng cao từ 70 – 90%. Mỏ thiếc Tĩnh Túc là nơi hội tụ người dân ở nhiều nơi đến khai thác vàng và thiếc.
4. Tình tình dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng):
Tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, công tác kế hoạch hóa gia đình đã và đang được chú trọng nhằm kiểm soát mức sinh và cải thiện sức khỏe sinh sản của cộng đồng. Theo báo cáo gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 3,03%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước và tỷ suất sinh thô đạt 6,09%. Đáng chú ý, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đã tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự chú trọng vào việc chăm sóc sức khỏe trước khi trẻ chào đời. Ngoài ra, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh cũng tăng 4,35%, góp phần vào việc phát hiện sớm và xử lý các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
Tỷ số giới tính khi sinh hiện nay là 104 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sinh con thứ ba là 17,5%, cho thấy một sự cân nhắc trong việc lựa chọn số lượng con trong gia đình. Công tác tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng được thực hiện với tỷ lệ đạt 85,6%, cao hơn mục tiêu đề ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị sức khỏe trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Đối với người cao tuổi, tỷ lệ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm là 87,48%, vượt qua mục tiêu đề ra, phản ánh sự quan tâm đến sức khỏe của người cao tuổi trong cộng đồng.
Những kết quả này là minh chứng cho việc huyện Nguyên Bình đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số và kế hoạch hóa gia đình. Sự hợp tác giữa các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và cộng đồng đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình này; không chỉ góp phần vào việc kiểm soát mức sinh mà còn cải thiện sức khỏe sinh sản, đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện trong tương lai.
THAM KHẢO THÊM: