Lạng Giang là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Giang, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km. Để biết thêm thông tin về huyện Lạng Giang, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Lạng Giang (Bắc Giang) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang:
Trên đây là bản đồ hành chính Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũ. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Phi Mô vào thị trấn Vôi và sáp nhập xã Tân Thịnh vào thị trấn Kép. Từ đó, huyện Lạng Giang có 2 thị trấn và 19 xã.
2. Lạng Giang (Bắc Giang) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Lạng Giang có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Lạng Giang |
1 | Thị trấn Vôi |
2 | Xã Nghĩa Hòa |
3 | Xã Nghĩa Hưng |
4 | Xã Quang Thịnh |
5 | Xã Hương Sơn |
6 | Xã Đào Mỹ |
7 | Xã Tiên Lục |
8 | Xã An Hà |
9 | Thị trấn Kép |
10 | Xã Mỹ Hà |
11 | Xã Hương Lạc |
12 | Xã Dương Đức |
13 | Xã Tân Thanh |
14 | Xã Yên Mỹ |
15 | Xã Tân Hưng |
16 | Xã Mỹ Thái |
17 | Xã Xương Lâm |
18 | Xã Xuân Hương |
19 | Xã Tân Dĩnh |
20 | Xã Đại Lâm |
21 | Xã Thái Đào |
3. Giới thiệu về Lạng Giang (Bắc Giang):
- Lịch sử
Từ những ngày đầu triều các vua Hùng, Lạng Giang chưa thành tên gọi. Địa phận của huyện thuộc đất Kê Từ (bao gồm địa giới hành chính các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn ngày nay) nằm trong lộ Vũ Ninh. Tên Kê Từ tồn tại suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc; đến thế kỷ 11, được đổi là châu Lạng thuộc lộ Bắc Giang.
Năm 1407, châu Lạng đổi thành phủ Lạng Giang, gồm 2 châu: Châu Lạng Giang và châu Thượng Hồng, cai quản 10 huyện, trong đó có huyện Bảo Lộc chính là đất Lạng Giang ngày nay và một phần của huyện Lục Nam; trụ sở đặt tại làng Chu Nguyên (thị trấn Vôi ngày nay).
Năm 1889, chính quyền Pháp thành lập tỉnh Lục Nam, huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lục Nam.
Ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Lục Nam giải thể, huyện Bảo Lộc trả về tỉnh Bắc Ninh.
Dưới triều Thành Thái nhà Nguyễn (1889-1907), huyện Bảo Lộc đổi thành huyện Phất Lộc.
Năm 1924, chính quyền Pháp đổi huyện Phất Lộc thành phủ Lạng Giang, gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, Thịnh Liệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám. Phủ lỵ đặt tại phủ Lạng Thương (phố Tiền Giang, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang ngày nay). Phủ Lạng Giang bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Lạng Giang ngày nay cùng các xã, phường: Lan Mẫu của huyện Lục Nam; Lão Hộ, Hương Gián, Lãng Sơn, Trí Yên, Đức La, Tam Kỳ, Tân An, Xuân Phú của huyện Yên Dũng; Thọ Xương, Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Song Mai, Đa Mai, Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến của thành phố Bắc Giang ngày nay.
Ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 148-SL, bãi bỏ các danh từ, phủ, châu, quận để thống nhất gọi là huyện. Thực hiện Sắc Lệnh của Chủ tịch nước, phủ Lạng Giang gọi là huyện Lạng Giang. Huyện Lạng Giang khi đó bao gồm 30 xã: An Hà, Bảo Đài, Bảo Sơn, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hòa Bình A, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Phương Sơn, Quang Thịnh, Tam Dị, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Hưng, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm và Yên Mỹ.
Ngày 21 tháng 1 năm 1957, tách 7 xã: Hoà Bình A, Tam Dị, Bảo Đài, Bảo Sơn, Tiên Hưng, Phương Sơn và Tân Lập để thành lập huyện Lục Nam. Huyện còn lại 23 xã: An Hà, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm và Yên Mỹ.
Ngày 19 tháng 10 năm 1959, thành lập thị trấn Kép trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Tân Thịnh.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, huyện Lạng Giang thuộc tỉnh Hà Bắc.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Bố Hạ trực thuộc huyện Lạng Giang.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Dĩnh Kế được sáp nhập vào thị xã Bắc Giang.
Huyện Lạng Giang còn lại thị trấn Kép, thị trấn nông trường Bố Hạ và 22 xã: An Hà, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Quang Thịnh, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang vừa được tái lập.
Ngày 22 tháng 12 năm 1997, thành lập thị trấn Vôi, thị trấn huyện lỵ huyện Lạng Giang trên cơ sở 335,87 ha diện tích tự nhiên và 4.560 nhân khẩu của xã Yên Mỹ.
Ngày 12 tháng 7 năm 2007, giải thể thị trấn nông trường Bố Hạ, địa bàn nhập vào xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang và các xã Đông Sơn, Đồng Hưu, huyện Yên Thế.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, xã Dĩnh Trì được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Phi Mô vào thị trấn Vôi và sáp nhập xã Tân Thịnh vào thị trấn Kép. Từ đó, huyện Lạng Giang có 2 thị trấn và 19 xã.
- Vị trí địa lý
Lạng Giang là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Giang, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km về phía đông bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km.
+ Phía Đông của huyện Lạng Giang tiếp giáp huyện Lục Nam.
+ Phía Tây của huyện Lạng Giang giáp huyện Tân Yên với ranh giới tự nhiên là sông Thương.
+ Phía Nam của huyện Lạng Giang giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
+ Phía Bắc của huyện Lạng Giang giáp huyện Yên Thế (với ranh giới là sông Thương) và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
- Diện tích và dân số
Huyện Lạng Giang có diện tích 239,8 km², dân số là 216.996 người. Mật độ dân số đạt khoảng 904 người/km². Toàn huyện chỉ có một xã có người dân tộc thiểu số, đó là xã Hương Sơn với 8 dân tộc chung sống là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Mường và Hoa, trong đó người Kinh chiếm 87%.
- Giao thông
Mạng lưới giao thông phát triển tương đối toàn diện, phân bố đều, thuận tiện cho việc giao lưu giữa các vùng, các xã trong huyện và các địa phương ngoài huyện. Huyện có Quốc lộ 1, quốc lộ 31 quốc lộ 37, tỉnh lộ 265, tỉnh lộ 292, tỉnh lộ 295,… Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường sắt Lưu Xá – Kép – Hạ Long chạy qua địa bàn.
- Kinh tế
Về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tại kỳ họp thứ 4- kỳ họp HĐND huyện Lạng Giang khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đánh giá toàn diện, sâu sắc, tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, nhiều lĩnh vực có bước phát triển. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng 27,3%. Trong đó: Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 2,35%; Công nghiệp- xây dựng tăng 47,9%; dịch vụ tăng 12,6%. Các nhiệm vụ tạo đột phá của huyện như công tác quy hoạch, phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông… Điểm nổi bật nhất trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện là đã tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào địa bàn. Quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án phục vụ phát triển công nghiệp. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có bước phát triển, chính sách an sinh xã hội triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
- Địa hình
Địa hình của huyện có thể chia làm 3 vùng chính: Vùng đồi núi gồm các xã phía Bắc của huyện có nhiều khả năng phát triển các loại cây ăn quả, rau màu và cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, vùng địa hình tương đối bằng phẳng có khả năng phát triển kinh tế trang trại về cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, thuỷ sản; vùng đồng bằng thuộc phía Nam huyện có thế mạnh phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và các ngành dịch vụ.
- Khí hậu
Lạng Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23-24oC lượng mưa trung bình 1.400 – 1.500 mm. Nhìn chung, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Tài nguyên, thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 24.575 ha, trong đó đất nông nghiệp 15.311ha, chiếm 62,3%, đất lâm nghiệp 2.270 ha, chiếm 9,2%; đất chuyên dùng 3.931 ha, chiếm 16%; đất ở 1.316 ha, chiếm 5,3%; đất chưa sử dụng 1.747 ha, chiếm 7,1%. Tuy thuộc huyện miền núi nhưng đất đai có độ phì nhiêu tương đối khá, có khả năng phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.
Tài nguyên rừng: Toàn huyện có 2.300 ha đất lâm nghiệp với độ dốc trung bình 12 – 140, nhưng đang trong thời gian chuyển dịch cơ cấu cây trồng và có khả năng chuyển nhanh sang trồng cây ăn quả.
Nguồn nước: Nguồn nước của huyện chủ yếu do hệ thống tự chảy của kênh đào thuỷ nông Kè Sơn và một phần lấy từ sông Thương nên thường xuyên cung cấp đủ nước tưới cho 2.100 ha đất canh tác. Ngoài ra huyện còn có hơn 700 ha mặt nước ao, hồ có thể đáp ứng nước tưới cho hơn 1.000 ha.
THAM KHẢO THÊM: