Huyện Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Huyện Lang Chánh có diện tích tự nhiên là 585,63 km2. Huyện Lang Chánh có địa hình phức tạp và đa dạng với độ cao tăng dần từ 400 - 500 m ở phía Đông và lên tới 700 - 900 m ở phía Tây. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Lang Chánh (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1.Bản đồ hành chính huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa:
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể:
- Sáp nhập xã Quang Hiến vào thị trấn Lang Chánh.
2. Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Lang Chánh có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 9 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách xã phường thuộc huyện Lang Chánh |
1 | Thị trấn Lang Chánh (huyện lị) |
2 | Xã Đồng Lương |
3 | Xã Giao An |
4 | Xã Giao Thiện |
5 | Xã Lâm Phú |
6 | Xã Tam Văn |
7 | Xã Tân Phúc |
8 | Xã Trí Nang |
9 | Xã Yên Khương |
10 | Xã Yên Thắng |
3. Giới thiệu huyện Lang Chánh (Thanh Hóa):
3.1. Lịch sử hình thành:
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ và châu nên được gọi chung là huyện. Huyện Lang Chánh khi đó gồm 11 xã: Đồng Lạc, Giao An, Hợp Phúc, Lâm Dương, Lương Chính, Tam Kỳ, Tân Lập, Trí Năng, Văn Hiến, Vinh Quang và Yên Khương.
Năm 1948, hợp nhất hai xã Lâm Dương và Tam Kỳ thành xã Lê Lai; hợp nhất hai xã Tân Lập và Hợp phúc thành xã Tân Phúc.
Năm 1949, hợp nhất hai xã Đồng Lạc và Lương Chính thành xã Đồng Lương.
Năm 1951, hợp nhất ba xã Trí Nang, Vinh Quang và Văn Hiến thành xã Quyết Thắng.
Ngày 25 tháng 6 năm 1963, chia xã Lê Lai thành 2 xã: Lâm Phú và Tam Văn.
Ngày 13 tháng 4 năm 1966, chia xã Quyết Thắng thành hai xã: Trí Nang và Quang Hiến.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc thành huyện Lương Ngọc.
Ngày 2 tháng 10 năm 1981 tiến hành chia xã Giao An thành 2 xã: Giao An và xã Giao Thiện; chia xã Yên Khương thành 2 xã: Yên Khương và xã Yên Thắng.
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, lại chia tách huyện Lương Ngọc thành hai huyện như cũ.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991, thành lập thị trấn Lang Chánh (thị trấn huyện lị của huyện Lang Chánh) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Quang Hiến và Đồng Lương.
Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Quang Hiến vào thị trấn Lang Chánh. Từ đó, huyện Lang Chánh có 1 thị trấn và 9 xã giữ ổn định cho tới hiện nay.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Lang Chánh là một huyện nằm ở đồng bằng sông Hồng, phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở trung tâm tỉnh Thanh Hóa, huyện Lang Chánh được biết đến là điểm du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài nước. Huyện Lang Chánh có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc.
- Phía Tây giáp huyện Quan Sơn và nước Lào.
- Phía Nam giáp huyện Thường Xuân.
- Phía Bắc giáp huyện Bá Thước.
3.3. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Huyện Lang Chánh có địa hình đa dạng và phức tạp với độ cao tăng dần từ 400 – 500 ở phía Đông lên tới 900 ở phía Tây. Đỉnh cao nhất là núi Bù Rinh cao 1291 m (Nơi Lê Lợi bị bao vây và Lê Lai tới ứng cứu Chúa). Độ dốc trung bình từ 20 đến 30 độ, có nơi lên tới 40 – 50 độ. Huyện Lang Chánh có hệ đất feralit với các loại đất sau: Đất feralit phát triển trên đá macma base và trung tính, đất feralit phát triển trên đá macma chua, có mùn vàng đỏ trên núi, đất feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất. Nhờ thủy lợi hóa nên đất ở đây có thể trồng lúa.
- Khí hậu:
Khí hậu của Lang Chánh nhìn chung không quá nóng, mưa nhiều, lắm sương mù (bình quân mỗi năm có tới 70 – 80 ngày sương mù), mùa đông lạnh và tương đối khô, biên độ nhiệt lớn. Thiên tai cần đề phòng là rét đậm, lũ, sương muối, sương giá. Khí hậu có sự khác nhau giữa phía Đông và phía Tây. Phía Đông có tổng lượng nhiệt năm là 7.500 – 8.000 độ C, lượng mưa trung bình năm là 2.200 mm (có nơi 2.500 mm). Mùa mưa kéo dài 6 – 7 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 4 đến kết thúc vào cuối tháng 10. Hàng năm có 20 – 25 ngày có gió Tây khô nóng.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên nước rất phong phú với ba con sông lớn là: Sông Cảy, sông Gạo và sông Âm. Thác Ma Hao là thác lớn nhất của sông Cảy có tiềm năng phát triển thủy điện và du lịch sinh thái, rừng cây cung cấp nước ngọt và thực phẩm cho đồng bào các dân tộc, là con đường vận chuyện lâm sản về đông bằng. Ngoài ra, các con sông này còn có nguồn nước ngầm phong phú. Tài nguyên rừng Lang Chánh hiện nay có 11.632 ha rừng tự nhiên và 9.732 ha rừng trồng. Độ che phủ là 72%. Rừng Lang Chánh có nhiều loại gỗ quý như Lim, Lát hoa, Pơ mu, Dổi, Vàng tâm, Luồng, Trư nứa và có nhiều dược liệu quý như Quế, Xa nhân, Nấm hương, Trầm hương,… cùng một số loại động vật quý hiếm như Lợn rừng, Khỉ,…
Về khoáng sản: Huyện Lang Chính có mỏ đất sét dùng sản xuất gạch chịu lửa ở Làng En (Xã Trí Nang); mỏ đồng ở xã Trí Nang; mỏ đá granit chất lượng cao, trữ lượng lớn ở rặng núi Bù Ninh. Bước đầu, các nhà khoa học xác định mỏ có diện tích khoảng 0,5 km2; trữ lượng khoảng 660.000 m3. Đây là loại đá có độ bóng, độ liên kết bền vững, có giá trị kinh tế cao. Nếu khai thác với sản lượng 100.000 m3 sản phẩm/năm, mỏ này có thể khai thác được trên 80 năm.
3.4. Kinh tế:
Huyện Lang Chánh đã tiến hành thực hiện việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với chế biến – xây dựng thương hiệu sản phẩm. Là địa phương có lơi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm qua huyện Lang Chánh đã có nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp ắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm, qua đó tạo đòn bẩy để phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững cho người dân.
Dự án Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩn tre luông, tại Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh được xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng trên diện tích 15 ha, đã được khởi công xây dựng vào quý III-2021, đến nay đã xây lắp được gần 100% khối lượng so với thiết kế. Trong đó, một số dây chuyền sản xuất bắt đầu hoạt động, bước đầu cho thấy hiệu quả và khác biệt. Các sản phẩm thân thiện với môi trường, chủ yếu là: Cây trồng nông nghiệp, hàng rào tre, nhà tre ghép. nội thất tre, thủ công mỹ nghệ, tre ghép thành, tre ghép khối. Dự án đi vào hoạt động giúp giải quyết việc làm cho 2.700 lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp tại huyện Lang Chánh và các huyện lân cận. Bên cạnh đó, huyện Lang Chánh tiến hành xây dựng đề án và ban hành các quyết định về phát triển kinh tế, lâm nghiệp, gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời triển khai đến tất cả các xã, thị trấn về kế hoạch và lộ trình thực hiện; thành lập ban chỉ đạo phục tráng rừng luồng cấp xã. Cùng với đó, huyện mở được 35 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng thâm canh, phục tráng rừng nứa, vầu, trồng gỗ lớn, chuyển hóa gỗ rừng nhỏ sang lớn cho 1.750 lượt người dân tham gia.
Công tác trồng rừng, trồng rừng sau khai thác tiếp tục được quan tâm. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã trồng được 2.288 ha, trong đó trồng mới được 200 ha, trồng rừng sau khai thác 2.188 ha, nâng tổng số diện tích rừng trồng trên địa bàn lên 6.800 ha. Tính đến nay, toàn huyện đã thâm canh, phục tráng được 5.300 ha. Mở rộng diện tích trồng cây vầu tại các xã Yên Khương, Yên Thắng, Lâm Phú và ở những xã có điều kiện phù hợp với diện tích 43 ha; sửa chữa, nâng cấp đường lâm nghiệp cho các vùng trồng rừng sản xuất tập trung. Trung bình mỗi năm, toàn huyện khai thác đạt 7 triệu cây luồng, trên 14.000 m3 gỗ rừng trồng, 3.000 tấn nứa, vầu phục vụ cho chế biến.
THAM KHẢO THÊM: