Huyện Lạc Sơn là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Lạc Sơn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương. Để biết thêm thông tin, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) để có hiểu biết khái quát về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Lạc Sơn (Hòa Bình):
Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2020). Theo đó:
-
Sáp nhập 3 xã: Chí Thiện, Phú Lương và Phúc Tuy thành xã Quyết Thắng.
-
Sáp nhập 3 xã: Vũ Lâm, Bình Cảng và Bình Chân thành xã Vũ Bình.
-
Sáp nhập xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản.
Huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính cấp phường xã: bao gồm 1 thị trấn, 23 xã.
2. Huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) có bao nhiêu xã, phường?
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) |
1 | Thị trấn Vụ Bản (huyện lỵ) |
2 | Xã n Nghĩa |
3 | Xã Bình Hẻm |
4 | Xã Chí Đạo |
5 | Xã Định Cư |
6 | Xã Hương Nhượng |
7 | Xã Miền Đồi |
8 | Xã Mỹ Thành |
9 | Xã Ngọc Lâu |
10 | Xã Ngọc Sơn |
11 | Xã Nhân Nghĩa |
12 | Xã Quý Hòa |
13 | Xã Quyết Thắng |
14 | Xã Tân Lập |
15 | Xã Tân Mỹ |
16 | Xã Thượng Cốc |
17 | Xã Tự Do |
18 | Xã Tuân Đạo |
19 | Xã Văn Nghĩa |
20 | Xã Văn Sơn |
21 | Xã Vũ Bình |
22 | Xã Xuất Hóa |
23 | Xã Yên Nghiệp |
24 | Xã Yên Phú |
3. Giới thiệu chung về huyện Lạc Sơn (Hòa Bình):
Vị trí địa lý:
Huyện Lạc Sơn là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Hòa Bình, có huyện lỵ là thị trấn Vũ bán. Huyện cách thành phố Hòa Bình 56 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 106 km.
-
Phía Đông của huyện Lạc Sơn tiếp giáp huyện Yên Thủy.
-
Phía Tây của huyện Lạc Sơn tiếp giáp huyện Tân Lạc.
-
Phía Nam của huyện Lạc Sơn tiếp giáp huyện Bá Thước và huyện Thạch Thành thuộc tỉnh Thanh Hóa.
-
Phía Bắc của huyện Lạc Sơn tiếp giáp huyện Kim Bôi.
Diện tích và dân số:
Huyện có diện tích 581 km² và dân số khoảng 134.800 người, chủ yếu là người Mường, chiếm đến 90% dân số.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Lạc Sơn (Hòa Bình):
4.1. Địa hình:
Huyện Lạc Sơn có độ dốc theo hai hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng Bắc xuống hướng Nam. Xét về vị trí địa lý và địa hình, có thể chia huyện thành 3 vùng:
-
Vùng thấp: Bao gồm thị trấn Vụ Bản và các xã dọc theo sông, suối lớn như: Sông Bưởi, Suối Cái, Suối Bìn, Suối Yêm Điềm,… đây là vùng thấp, đồng bằng. Phần lớn các xã vùng này có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua.
-
Vùng cao: Bao gồm 05 xã nằm ở phía Tây và phía Bắc huyện. Đặc điểm chung của các xã này là nằm ở vị trí cao so với mặt nước, xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, địa hình hiểm trở, đồi núi cao.
-
Vùng sâu – xa: Bao gồm 8 xã phía Tây và phía Đông huyện. Đặc điểm chung của vùng này là vùng sâu, thấp nhưng nằm giữa hệ thống núi đá cao, nằm xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh hộ, giao thông nội bộ khó khăn.
4.2. Khí hậu thủy văn:
Lạc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23⁰C. Lạc Sơn nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện khá đồng nhất.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950mm nhưng phân bố không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 84%, sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%.
Sông Bưởi là sông lớn nhất của huyện Lạc Sơn có độ dài 125km. Đây là thượng lưu của Sông Con và là chi lưu của Sông Mã. Sông Bưởi được hình thành từ 3 nhánh chính: Nhánh Suối Cái, Suối Yêm Điềm, Suối Bìn là nguồn tưới và trục tiêu của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra, các ao, hồ, đầm của Lạc Sơn mặc dù phân bố không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiêm năng to lớn cho phát triển thủy văn.
4.3. Đất đai:
Xét về tính chất đất: Đất đai của huyện Lạc Sơn được chia làm nhiều loại có nguồn gốc phát sinh khác nhau, đó là:
-
Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi thuộc các xã vùng sâu – xa và một số xã vùng cao – xa. Loại đất này phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng.
-
Đất xói mòn trơ sỏi đá: Loại đất này chủ yếu tập trung các xã vùng cao của huyện. Tuy không có khả năng khai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng có thể sử dụng cải tạo để trồng cỏ, phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.
-
Đất trồng lúa: Bao gồm đất đồng ruộng, đất phù sa Sông Bưởi, đất thung lũng. Loại đất này chủ yếu tập trung ở vùng thấp.
-
Đất đai ở Lạc Sơn có độ mùn khá, độ PH phổ biến 4,5 – 5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng.
Tính chất đất đai khác nhau được phân bố trên các vùng khác nhau sẽ tạo điều kiện để Lạc Sơn có thể phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa quy mô lớn theo vùng để có một nền nông nghiệp đa dạng hóa trên toàn huyện.
Xét về quỹ đất, tổng diện tích tự nhiên 58.746,19 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 13.022,41 ha, chiếm 22,16%; Đất lâm nghiệp: 36.856,58 ha, chiếm 62,7%; Đất chuyên dùng: 2.389,44 ha, chiếm 4,06%; Đất ở: 2.619,97 ha, chiếm 4,56%; Đất chưa sử dụng: 1.651,49 ha, chiếm 2,81%.
5. Tiềm năng phát triển của huyện Lạc Sơn (Hòa Bình):
5.1. Khả năng tổ chức nền nông nghiệp chuyên môn hóa theo vùng:
Nhìn chung trên toàn huyện, có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai cũng như địa hình của Lạc Sơn như: Lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, phát triển chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
Có thể chia ra một cách khá rõ rệt thành 3 vùng theo địa hình và chất đất:
-
Vùng thấp: Bao gồm thị trấn và các xã nằm dọc theo chiều dài của sông Bưởi sẽ phát triển chuyên môn hoá theo quy mô lớn trồng lúa và rau chất lượng cao do chất đất ở đây là đất phù sa, phì nhiêu màu mỡ.
-
Vùng cao: Bao gồm các xã vùng cao phía Tây và phía Bắc sẽ phát triển chuyên môn hóa trồng rừng, cây công nghiệp giá trị cao, chăn nuôi đại gia súc.
-
Vùng sâu – xa: Bao gồm các xã vùng sâu phía Tây và phía Đông huyện sẽ phát triển chuyên môn hoá cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.
5.2. Khả năng tổ chức và phát triển vùng động lực trên địa bàn huyện:
Trên cơ sở phân nhóm vùng và tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa sẽ là điều kiện tốt để áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến nhằm tận dụng triệt để lợi thế nhờ quy mô nâng cao hiệu quả và tính hàng hóa, có thể tạo ra những bước đột phá trong phát triển, định hướng được những vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế của huyện.
Có thể phân vùng theo hướng:
-
Nông nghiệp: Đất đai nông nghiệp cho phép phát triển mạnh trồng lúa cao sản, hoa màu, rau chất lượng cao.
-
Công nghiệp: Nhiều mỏ khoáng sản như than, đá vôi, nhiều khu cụm công nghiệp đã và sẽ được xây dựng, nhiều làng nghề truyền thống.
-
Thương mại dịch vụ: Với vị trí cửa ngõ giao thương giữa tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Bắc Trung bộ, du lịch có nhiều dấu tích của một nền văn hóa đặc trưng nguồn gốc xứ Mường.
5.3. Khả năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái nghỉ dưỡng:
Huyện Lạc Sơn là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, là một trong những nơi để lại dấu tích của nền văn hóa thời tiền sử, nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng thế giới, là mảnh đất với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vĩ, nhiều hang động và là nơi có vựa lúa lớn nhất tỉnh Hòa Bình. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch truyền thống, lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.
Bên cạnh đó, trên các xã vùng cao của huyện có nhiều hang động, núi đá, thung lũng, rừng cây trùng điệp, nhất là các xã vùng cao phía Tây huyện có tính chất là vùng đệm Cúc Phương, hệ thống hồ đập lớn trên các xã vùng cao phía Bắc, tại đây lại có suối nước khoáng trữ lượng và chất lượng cao, những yếu tố cho phát triển kinh tế vườn đồi ở các vùng sâu của huyện, tất cả là những điều kiện tốt cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Những yếu tố trên đây, nếu tổ chức tốt, đặc biệt là có chiến lược gọi mời các nhà đầu tư sẽ cho phép Lạc Sơn hình thành và phát triển ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác trong huyện.
THAM KHẢO THÊM: