Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 220 01' đến 210 46' vĩ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh Đông. Để viết thêm thông tin chi tiết về huyện Cao Lộc, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn:
2. Huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Cao Lộc có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:
+ 2 thị trấn: Cao Lộc (huyện lỵ), Đồng Đăng.
+ 20 xã: Bảo Lâm, Bình Trung, Cao Lâu, Công Sơn, Gia Cát, Hải Yến, Hòa Cư, Hồng Phong, Hợp Thành, Lộc Yên, Mẫu Sơn, Phú Xá, Tân Liên, Tân Thành, Thạch Đạn, Thanh Lòa, Thụy Hùng, Xuất Lễ, Xuân Long, Yên Trạch.
+ Thị trấn Đồng Đăng và các xã Mẫu Sơn, Xuất Lễ, Cao Lâu, Thanh Lòa, Bảo Lâm giáp biên giới.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Cao Lộc |
67 | Thị trấn Đồng Đăng |
68 | Thị trấn Cao Lộc |
69 | Xã Bảo Lâm |
70 | Xã Thanh Lòa |
71 | Xã Cao Lâu |
72 | Xã Thạch Đạn |
73 | Xã Xuất Lễ |
74 | Xã Hồng Phong |
75 | Xã Thụy Hùng |
76 | Xã Lộc Yên |
77 | Xã Phú Xá |
78 | Xã Bình Trung |
79 | Xã Hải Yến |
80 | Xã Hòa Cư |
81 | Xã Hợp Thành |
82 | Xã Công Sơn |
83 | Xã Gia Cát |
84 | Xã Mẫu Sơn |
85 | Xã Xuân Long |
86 | Xã Tân Liên |
87 | Xã Yên Trạch |
88 | Xã Tân Thành |
3. Giới thiệu về uyện Cao Lộc (Lạng Sơn):
- Vị trí địa lý
Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 220 01′ đến 210 46′ vĩ Bắc và từ 1060 37′ đến 1070 04′ kinh Đông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Văn Quan và Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Chi Lăng và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
- Giao thông
Với vị trí địa lý như trên và hệ thống giao thông hiện có, huyện Cao Lộc đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có trên 74 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng có chợ biên giới quan trọng, có quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (thị trấn Đồng Đăng) nằm tại km0 của tuyến đường 1A huyết mạch, là điểm nối giữa tuyến đường cao tốc Nam Ninh – Bằng Tường (Trung Quốc) và Lạng Sơn – Hà Nội. Cửa khẩu quốc tế đường sắt Ga Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng) cách thành phố Lạng Sơn 14 km, là nơi tiếp giáp của Quốc lộ 1A, 1B, đường 4A, đường lên Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, là hệ thống đường sắt quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng và từ Đồng Đăng sang Trung Quốc. Do đó cửa khẩu Hữu Nghị và ga Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn – Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam – Trung Quốc nói chung.
- Khí hậu
Cao Lộc là địa bàn hút gió đông bắc nên có tốc độ gió lớn, trung bình là 2,0m/s. Độ ẩm trung bình là 82%, lượng bốc hơi cao vào các tháng mùa hạ. Ngoài ra, Cao Lộc là nơi hiện tượng sương muối xảy ra nhiều nhất trong các tỉnh miền Bắc, cao điểm từ tháng 11 đến tháng giêng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.
Huyện Cao Lộc có khí hậu mát mẻ, Lộc chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 21°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là khoảng 27°C -–32°C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 9°C, có ngày nhiệt độ xuống đến 0°C. Tại Mẫu Sơn có năm có băng tuyết.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.392mm và 70% lượng mưa rơi vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Thị trấn Đồng Đăng được coi là một trong những trung tâm khô hạn của Việt Nam, lượng mưa hàng năm chỉ đạt 1.100mm. Nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Lộc Yên.
Đánh giá chung, khí hậu của Cao Lộc tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, vùng núi Cao Lộc có khí hậu lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo nên sắc thái riêng trong phát triển du lịch của Cao Lộc so với các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn.
- Địa hình
Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn.
Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: Núi Mẫu Sơn ở phần Đông của huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây -Tây Bắc huyện. Dải đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20-300, dải tiếp giáp với địa bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu vực có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong huyện. Địa hình huyện có thể chia làm 4 vùng khác nhau: Vùng núi cao, gồm các xã: Công Sơn, Mẫu Sơn, đông bắc xã Gia Cát, đông nam các xã Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ. Trong đó cao nhất là đỉnh Phja Pò thuộc dẫy núi Mẫu Sơn cao 1.541m. Vùng này địa hình phức tạp, giao thông khó khăn nhưng có thế mạnh về lâm nghiệp, đặc biệt là du lịch. Dãy núi Mẫu Sơn, Công Sơn trập trùng là khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
- Dân số
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc đến năm 2020 là 80.722 người, mật độ dân cư trung bình là 129 người/km2. Dân số khu vực thành thị 17.728 người chiếm 21,96%, dân số khu vực nông thôn 62.994 người chiếm 78,04%, tỷ lệ dân số; dân số trung bình nam 41.014 người và dân số trung bình nữ 39.708 người. Dân số giữa thành thị và nông thôn hàng năm biến động khá lớn. Các dân tộc sinh sống trên địa bàn chủ yếu gồm: Nùng chiếm 57,94%, Tày chiếm 30,64%, Kinh chiếm 8,26%, Dao chiếm 2,56%, Hoa chiếm 0,39%, Dân tộc khác chiếm 0,21%. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao Lộc tăng nhanh do chủ trương phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu Đồng Đăng.
Đến năm 2020: Số người trong độ tuổi lao động 58.692/80.722 người, chiếm tỷ lệ 60,32% tổng số dân. Trong đó số người có việc làm và tham gia các hoạt động kinh tế 49.971 bao gồm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 36.855 người, chiếm 73,8%; ngành Công nghiệp, xây dựng 3.205 người, chiếm 6,4%; ngành Thương mại, dịch vụ 9.911 người, chiếm 19,8%. Tổng số lao động qua đào tạo được 29.132/49.971 tỷ lệ đạt 58,3%. Trong đó, Số lao động trên Đại học, Đại học, cao đẳng 4.494 người, chiếm tỷ lệ 15,4%; Trung cấp 6.726 người, chiếm tỷ lệ 23,1 %; Sơ cấp nghề, học nghề dưới 3 tháng 17.912 người, chiếm tỷ lệ 61,5% so với tổng số lao động qua đào tạo.
Đặc điểm dân cư và tình hình phân bố điểm dân cư: Do đặc điểm tự nhiên của huyện nên các điểm dân cư thường có quy mô nhỏ (làng, bản), mật độ dân cư thấp. Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo đường giao thông, khu vực thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ,… Ngoài ra, làng bản còn được hình thành gần những cánh đồng để thuận tiện cho việc sản xuất.
- Văn hóa, dân tộc và tôn giáo
Toàn huyện có các dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc chủ yếu là Tày chiếm 30,64%, Nùng chiếm 57,94%, người Dao chiếm 2,56%, Hoa chiếm 0,39%, Kinh chiếm 8,26%, các dân tộc khác 0,21%. Nhìn chung tình hình dân tộc trên địa bàn huyện ổn định; các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết.
Trên địa bàn huyện có bà con giáo dân sinh sống, có các cơ sở đền Mẫu thị trấn Đồng Đăng, chùa Bắc Nga xã Gia Cát. Nhân dân sống hoà thuận, đoàn kết, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, không có vấn đề phức tạp nảy sinh.
THAM KHẢO THÊM: