Huyện Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía Nam của tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển kinh tế trong vùng. Để hiểu rõ hơn về huyện Hưng Nguyên, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Hưng Nguyên (Nghệ An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hưng Nguyên, Nghệ An:
Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía Nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Hưng Nguyên có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Tây giáp huyện Nam Đàn.
- Phía Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc.
2. Huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Hưng Nguyên có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 17 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng sau:
STT | Danh sách các thị trấn và xã thuộc huyện Hưng Nguyên |
1 | Thị trấn Hưng Nguyên (huyện lỵ) |
2 | Xã Châu Nhân |
3 | Xã Hưng Đạo |
4 | Xã Hưng Lĩnh |
5 | Xã Hưng Lợi |
6 | Xã Hưng Mỹ |
7 | Xã Hưng Nghĩa |
8 | Xã Hưng Phúc |
9 | Xã Hưng Tân |
10 | Xã Hưng Tây |
11 | Xã Hưng Thành |
12 | Xã Hưng Thịnh |
13 | Xã Hưng Thông |
14 | Xã Hưng Trung |
15 | Xã Hưng Yên Bắc |
16 | Xã Hưng Yên Nam |
17 | Xã Long Xá |
18 | Xã Xuân Lam |
3. Giới thiệu huyện Hưng Nguyên (Nghệ An):
3.1. Lịch sử hình thành:
Từ thời Hùng Vương, cụ tổ Trần Văn Bảo khai sinh ra Hưng Nguyên là địa bàn cư ngụ của người Việt cổ. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và tên huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ đó.
Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, Hưng Nguyên là một huyện thuộc phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Sau đó, xứ Nghệ An đổi thành trấn Nghệ An. Hưng Nguyên là lỵ sở của đạo Nghệ An qua các triều đại Trần – Lê – Nguyễn suốt gần 300 năm. Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An.
Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998, địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay (do sáp nhập thị trấn Thái Lão và xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên vào ngày 15 tháng 9 năm 1998). Ngày 17 tháng 4 năm 2008, xã Hưng Chính; 174 ha diện tích đất tự nhiên và 3.034 người của xã Hưng Thịnh sáp nhập vào thành phố Vinh. Ngày 9 tháng 2 năm 2009, chia xã Hưng Yên thành 2 xã: Hưng Yên Bắc và Hưng Yên Nam. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập xã Hưng Xá và xã Hưng Long thành xã Long Xá.
- Sáp nhập xã Hưng Lam và xã Hưng Xuân thành xã Xuân Lam.
- Sáp nhập xã Hưng Phú và xã Hưng Khánh thành xã Hưng Thành.
- Sáp nhập xã Hưng Nhân và xã Hưng Châu thành xã Châu Nhân.
- Sáp nhập xã Hưng Tiến và xã Hưng Thắng thành xã Hưng Nghĩa.
Huyện Hưng Nguyên có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay. Đây là mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng, với trên 100 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia mà tiêu biểu là Đài tưởng niệm liệt sĩ 12/9 và quảng trường Xô viết Nghệ – Tĩnh.
3.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế:
- Diện tích – Dân số:
Huyện Hưng Nguyên có diện tích 159,20 km2 là huyện đồng bằng phụ cận thành phố Vinh về phía Tây, gần thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa và dịch vụ. Là huyện sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa nước, huyện Hưng Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 15.914 ha, trong đó đất canh tác 7.421 ha, đất lâm nghiệp 2.139 ha, đất chuyên dùng 2.215 ha. Dân số năm 2009 là 114.210 người với 15% dân số theo đạo Thiên Chúa. Dân số toàn huyện năm 1015 là 112 ngàn người, trong đó trên 60% dân số trong độ tuổi lao động. Theo thống kê năm 2019, huyện Hưng Nguyên có dân số là 124.245 người, mật độ dân số là 780 người/km2.
- Kinh tế:
Hưng Nguyên có điều kiện tiếp cận nhanh với sự phát triển chung của cả tỉnh, với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ ứng dụng vào phát triển sản xuất và đời sống. Huyện Hưng Nguyên cũng là nơi giao nhau của các tuyến đường QL 1A tránh thành phố Vinh và đường QL46 đi quê hương Bác Hồ, Cửa khẩu Thanh Thủy. Được Trung ương, tỉnh quan tâm, vì vậy các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã và đang đầu tư trên địa bàn, tạo cho Hưng Nguyên một vị thế và diện mạo mới như: Đường QL1A tránh Vinh, Cầu bến thủy 2, đường Ven sông Lam, đường QL 46, Đường 558, Đường 8B, đê Kênh Thấp; trạm dừng xe đường dài, bến, bãi,… Với những tiềm năng và thế mạnh của mình, trong những năm qua, Hưng Nguyên đã thu hút được một số dự án đầu tư đã và đang triển khai trên địa bàn huyện: Nhà máy bia Sài Gòn – sông Lam của Công ty CP bia rượu – nước giải khát Sài Gòn Sabeco với tổng mức đầu tư 88 tỷ đồng, các khu đô thị mới ở Hưng Lợi, Bến xe Nam Vinh. Đặc biệt, trên địa bàn Hưng Nguyên, dự án khu đô thị và dịch vụ VSIP đã đi vào hoạt động với diện tích 750 ha, tổng mức đầu tư gần 1700 tỷ đồng thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế, tạo việc làm cho 1500 lao động địa phương, hứa hẹn sẽ tạo ra sức bật mới cho sự phát triển của Hưng Nguyên và Nghệ An. Ngoài ra, có một số công trình giao thông quan trọng sẽ được đầu tư đi qua địa bàn huyện Hưng Nguyên như đường 72m Vinh – Hưng Nguyên, Nhà ga đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc Bắc – Nam, cầu Yên Xuân sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế – xã hội trên địa bàn phát triển. Bên cạnh đó, với tiềm năng về đất đai, đá xây dựng,… trong những năm qua Hưng Nguyên phát triển mạnh về công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
3.3. Giáo dục:
Huyện Hưng Nguyên hiện nay có các trường:
+ Mỗi xã có 1 trường Trung học cơ sở (trừ có bốn trường Thông – Tân – Tiến – Thắng sáp nhập thành trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai) và 1 trường tiểu học, riêng thị trấn Hưng Nguyên có 1 trường THCS chất lượng cao mang tên Lê Hồng Phong (trường Năng khiếu) đã có rất nhiều học sinh xuất sắc luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của huyện, tỉnh và thậm chí là quốc tế, đã mang vinh quang về cho Tổ quốc.
+ Trường THPT Lê Hồng Phong (xã Hưng Nguyên)
+ Trường THPT Thái Lão (thị trấn Hưng Nguyên)
+ Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (xã Hưng Trung)
+ Trường THPT Phạm Hồng Thái (xã Châu Nhân)
+ Trường THPT Đinh Bạt Tụy (xã Hưng Tân)
+ Ngoài ra có trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề.
Ngành giáo dục Hưng Nguyên xác định phương hướng là tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trước hết là triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, kỷ cương; xây dựng văn hóa học đường, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Chú trọng đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, an toàn khi ở lớp, ở trường. Xem trọng rèn luyện phẩm chất, hình thành thói quen tốt, hình thành nhóm năng lực ngôn ngữ, làm việc theo nhóm và bước đầu có thể tự học ở bậc Tiểu học, từng bước tiếp cận năng lực định hướng nghề nghiệp ở bậc THCS. Đẩy mạnh giáo dục định hướng nghề nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông. Rà soát mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học, quyết tâm thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục.
THAM KHẢO THÊM: