Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía Đông Bắc. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết Bản đồ và các xã phường thuộc Đồng Hỷ (Thái Nguyên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên):
2. Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Đồng Hỷ có tổng cộng 28 xã phường trực thuộc.
STT | DS các xã phường thuộc Đồng Hỷ (Thái Nguyên) |
1 | Xã Hợp Tiến |
2 | Xã Cây Thị |
3 | Xã Nam Hòa |
4 | Xã Huống Thượng |
5 | Xã Văn Hán |
6 | Xã Minh Lập |
7 | Xã Khe Mo |
8 | Xã Linh Sơn |
9 | Xã Cao Ngạn |
10 | Xã Hóa Thượng |
11 | Xã Hóa Trung |
12 | Xã Tân Lợi |
13 | Xã Phúc Hà |
14 | Xã Thịnh Đán |
15 | Xã Phúc Xuân |
16 | Xã Phúc Trìu |
17 | Xã Tân Cương |
18 | Xã Thịnh Đức |
19 | Xã Tích Lương |
20 | Xã Tân Quang |
21 | Xã Bá Xuyên |
22 | Xã Bình Sơn |
23 | Xã Quang Vinh |
24 | Xã Đồng Bẩm |
25 | Xã Đồng Quang |
26 | Xã Túc Duyên |
27 | Xã Gia Sàng |
28 | Xã Cam Giá |
3. Đặc điểm tự nhiên huyện Đồng Hỷ:
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía Đông Bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.
- Đồng Hỷ có địa hình phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt: Phía Bắc, Đông Bắc (xã Văn Lăng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị,…) là vùng núi thấp, độ cao trung bình 500 – 600m; phía Nam và Tây Nam (xã Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi,…) là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m.
- Khí hậu được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 22oC. Vào mùa hè, tiết trời nóng bức, nhiệt độ trung bình từ 25-27oC, mùa đông chịu ảnh hưởng của hơn 20 đợt gió mùa Đông Bắc, mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày, tiết trời giá lạnh, ít mưa, nhiệt độ dao động từ 12-15oC, có năm thấp xuống dưới 10oC, xuất hiện sương muối. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới 170C.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm; chế độ mưa chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa từ 200-400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.
- Thủy văn: Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn) ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận huyện Đồng Hỷ, sông chảy qua các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, qua thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên sang Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa kiệt phù hợp với mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Sông Linh Nham là sông nhỏ, chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, hợp lưu với sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên.
4. Lịch sử hình thành xã Đồng Hỷ, Thái Nguyên:
Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, đồng bào các dân tộc trong vùng đã từng nhiều lần tham gia các cuộc kháng chiến chống quân phong kiến xâm lược phương Bắc.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, huyện Đồng Hỷ là địa bàn có nhiều tổ chức cơ sở cách mạng. Trong những năm 1940-1945, cơ sở cách mạng ở các xã Khe Mo, Văn Hán, đặc biệt trạm liên lạc ở xã Cây Thị đã bảo vệ an toàn các đồng chí Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Hoàng Quốc Việt,… Mặc dù Quân Pháp nhiều lần tấn công, càn quét vào các xã Cây Thị, Hợp Tiến, Khe Mo, Văn Hán, nhằm cắt đứt đường giao thông liên lạc giữa Trung ương và căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, các cơ sở cách mạng trên địa bàn huyện vẫn không ngừng được mở rộng. Năm 1944, nhân dân xã Cây Thị đã bảo vệ an toàn lớp huấn luyện cán bộ quân sự do Xứ ủy Bắc Kì mở tại địa phương; ủng hộ lớp học nhiều lương thực, thực phẩm góp phần quan trọng vào sự thành công của lớp học. Các tổ chức cơ sở cách mạng và nhân dân vùng Tây Nam huyện Đồng Hỷ đã góp phần cùng Chi bộ Đảng Căng Bá Vân tổ chức thành công, đảm bảo an toàn cho 8 đồng chí đảng viên trong “Căng”, vượt ngục, trở về hoạt động cách mạng.
Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, vào đời Lê Hồng Đức, huyện Đồng Hỷ nằm trong phủ Phú Bình thuộc xứ Thái Nguyên, do phiên thần họ Ma nối đời cai trị. Đời Nguyễn Gia Long vẫn giữ nguyên như thế. Lỵ sở đặt tại xã Nhẫm Quang. Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều Nguyễn định ra chế độ lưu quan, lỵ sở chuyển về xã Huống Thượng. Vào thời ấy, huyện Đồng Hỷ gồm 9 tổng, 33 xã; từ Đông sang Tây cách nhau 41 dặm, Nam – Bắc cách nhau 97 dặm; phía Đông đến tận địa giới huyện Tư Nông (nay là huyện Phú Bình), phía Tây đến địa giới huyện Phú Lương (thuộc phủ Tùng Hóa), phía Nam đến địa giới huyện Phổ Yên, phía Bắc đến địa giới huyện Võ Nhai.
Trải qua các thời kì lịch sử, phạm vi địa giới huyện Đồng Hỷ đã nhiều lần thay đổi. Cho đến trước năm 1962, Đồng Hỷ bao gồm 29 xã. Từ ngày 19/10/1962, theo Quyết định số 114 của Phủ Thủ tướng, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Sáu xã của Đồng Hỷ (Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm) được giao về thành phố Thái Nguyên.
Tháng 7 năm 1985, thực hiện Quyết định số 102-HĐBT ngày 02/4/1985 của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Đồng Hỷ cắt 2 xã (Bá Xuyên và Tân Quang) để thành lập thị xã Sông Công, giao 2 xã (Bình Sơn và Phúc Tân) cho huyện Phổ Yên và tiếp tục cắt về thành phố Thái Nguyên 7 xã (Tân Cương, Thịnh Đức, Phúc Trìu, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Hà, Tích Lương); đồng thời nhận lại 1 xã, hai phường của thành phố Thái Nguyên (xã Đồng Bẩm, phường Chiến Thắng, Núi Voi) và nhận thêm 4 xã của huyện Võ Nhai (Hòa Bình, Vân Lăng, Tân Long, Quang Sơn). Cũng tại Quyết định số 102-HĐBT ngày 02/4/1985 hai phường Chiến Thắng và Núi Voi được hợp nhất thành thị trấn Chùa Hang – thị trấn huyện lị huyện Đồng Hỷ.
Ngày 31/7/2008 thực hiện Nghị định số 84/2008-CP về điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, hai xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm được bàn giao về thành phố. Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ, thị trấn nông trường Sông Cầu được giải thể để thành lập thị trấn Sông Cầu.
Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2017, toàn huyện Đồng Hỷ có 18 đơn vị hành chính, trong đó 15 xã: Minh Lập, Hóa Trung, Hóa Thượng, Linh Sơn, Huống Thượng, Văn Hán, Văn Lăng, Khe Mo, Cây Thị, Nam Hòa, Tân Lợi, Hợp Tiến, Hòa Bình, Quang Sơn, Tân Long và 3 thị trấn Trại Cau, Chùa Hang và Sông Cầu; diện tích đất tự nhiên 457,75 km2, dân số trên 11 vạn người với 8 dân tộc anh em sinh sống, tỷ lệ dân cư trong độ tuổi lao động chiếm 55%.
Ngày 18/8/2017, thực hiện Nghị quyết 422/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thành lập 02 phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng được điều chỉnh về thành phố, diện tích tự nhiên của huyện Đồng Hỷ còn 427,73 km2, dân số 88.439 người, 15 đơn vị hành chính (13 xã và 02 thị trấn, trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn và 01 xã ATK).
Trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đồng Hỷ đã nỗ lực khắc phục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực, nhất là nội lực để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển.
THAM KHẢO THÊM: