Bình Liêu là huyện miền núi ở cực Bắc của tỉnh, (có toạ độ từ 21°27’ đến 21°39’ vĩ độ Bắc và từ 107°17’ đến 107°36’ kinh độ Đông), cách thành phố Hạ Long 108 km, cách thị trấn Tiên Yên 28 km; phía Bắc có 43,168 km đường biên giới với Trung Quốc. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc Bình Liêu (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
- 2 2. Bình Liêu (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã phường?
- 3 3. Vị trí địa lý huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
- 4 4. Lịch sử hình thành huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
- 5 5. Đặc điểm địa hình, khí hậu huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
- 6 6. Trải nghiệm du lịch huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
1. Bản đồ hành chính huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
2. Bình Liêu (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Bình Liêu có 1 thị trấn và 5 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Bình Liêu (Quảng Ninh) |
1 | Thị trấn Bình Liêu |
2 | Xã Hoành Mô |
3 | Xã Đồng Tâm |
4 | Xã Đồng Văn |
5 | Xã Vô Ngại |
6 | Xã Húc Động |
3. Vị trí địa lý huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
Huyện Bình Liêu nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 103 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 258 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà;
- Phía Tây và phía Nam giáp huyện Tiên Yên;
- Phía Bắc giáp huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và thành phố Phòng Thành Cảng, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc và huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Liêu là huyện miền núi ở cực Bắc của tỉnh (có toạ độ từ 21°27’ đến 21°39’ vĩ độ Bắc và từ 107°17’ đến 107°36’ kinh độ Đông), cách thành phố Hạ Long 108 km, cách thị trấn Tiên Yên 28 km. Phía Bắc có 43,168 km đường biên giới với Trung Quốc, có Cửa khẩu Hoành Mô, xã Hoành Mô thông thương với Trung Quốc.
4. Lịch sử hình thành huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
Huyện Bình Liêu được thành lập ngày 26 tháng 12 năm 1919 gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã, ban đầu gồm 7 xã: Đồng Tâm, Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động, Lục Hồn, Tình Húc và Vô Ngại.
Ngày 25 tháng 12 năm 1950, sau chiến dịch Biên giới, huyện Bình Liêu hoàn toàn được giải phóng.
Tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh sáp nhập với khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, huyện Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập thị trấn Bình Liêu (thị trấn huyện lỵ huyện Bình Liêu).
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tình Húc vào thị trấn Bình Liêu.
Huyện Bình Liêu có 1 thị trấn và 5 xã như hiện nay.
5. Đặc điểm địa hình, khí hậu huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
5.1. Địa hình:
Bình Liêu là huyện có địa hình miên núi, độ cao trung bình từ 500 – 600 m so với mặt nước biển, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc – Tây Nam với nhiều đỉnh núi cao trên 1000m (Cao Xiêm 1.330m; Cao Ba lanh 1.113m; Ngàn Chi 1.160 m,…). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị, bị chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên: Độ cao trung bình trên 600m, gồm phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 – 1.000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 30 độ và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35 độ. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh.
- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam: Độ cao trung bình 600 – 700m, độ dốc bình quân khoảng 25 – 28 độ, gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, phía Nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành những dãy núi lớn với nhiều đỉnh cao trên 1000m (Cao Xiêm 1.429m), những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà (Đỉnh Nam Châu Lãnh 1508m),… Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm mặt bằng dưới 15 độ, thích hợp với các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở,…
- Tiểu vùng đổi múi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên: Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 – 400m, độ dốc thấp dưới 15 độ. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa nước tập trung ven sông. Địa hình đa dạng, phân dị phức tạp, bị chia cắt như trên nên rất khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiểu vùng là địa bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông – lâm kết hợp, trang trại vườn rừng, trồng cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình, giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt,… đã ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm nghiệp. Những đặc điểm và cấu trúc địa hình của huyện là những khó khăn, thách thức lớn đối với phát triển của huyện nói chung, xây dựng nông thôn mới ở các xã nói riêng hiện tại và trong tương lai.
5.2. Đặc điểm và tính chất các loại đất:
Trên địa bàn huyện Bình Liêu hình thành các loại đất chính thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp sinh thái đa dạng:
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa.
- Đất thung lũng dốc tụ, phù sa ngòi suối.
- Đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi phát triển trên đá phiến thạch sét.
- Đất feralit đỏ vàng đồi núi thấp trên đá macma axit.
- Đất feralit vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá sa thạch, cuội kết phân bố ở hầu hết diện tích đồi, núi thấp độ cao dưới 700m.
- Đất feralit có mùn phát triển trên đá macma axit phân bố trên đỉnh và các sườn núi ở độ cao trên 700m ở hai khu vực Bắc và Nam sông Tiên Yên.
5.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và câu trúc địa hình, khí hậu của huyện Bình Liêu là khí hậu miền núi khá điển hình, phân hóa theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Ở vùng đồi núi cao, ven khe suối thích nghi với các loại cây công nghiệp như hồi, quế, trẩu, sở; vùng thấp phù hợp với các loại cây ăn quả như nhãn, vải, cam, hồng.
Yếu tố hạn chế của khí hậu là trong mùa khô rất thiếu nước, chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất lợi như băng giá, sương muối. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 18° C – 28° C, nhiệt độ trung bình cao nhất mùa hạ từ 32°C – 34° C, nhiệt độ trung bình thấp nhất mùa đông từ 5° C – 15° C, thỉnh thoảng có sương muối, băng giá ở vung núi cao. Lượng mưa khá cao nhưng không điều hòa, bình quân từ 2000 – 2400 mm/năm, số ngày mưa trong năm là 163 ngày, khoảng 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, sườn phía đông các dãy núi mưa nhiều từ 2400-2800 mm.
Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc, tụ hội chảy vào sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt – Trung, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác ghềnh.
Thủy chế các sông suối miền núi khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết, gây lũ ngập lụt. Về mùa khô trên các xã vùng cao tình trạng thiếu nước rất phổ biến vào các tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) dòng chảy cạn kiệt, mực nước sông rất thấp.
6. Trải nghiệm du lịch huyện Bình Liêu (Quảng Ninh):
- Chinh phục đỉnh Cao Xiêm: Đỉnh Cao Xiêm còn gọi là đỉnh Khau Khoang hoặc Cột Cờ, là điểm du lịch thuộc địa bàn huyện vùng biên Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Với độ cao 1.429 m so với mực nước biển, Cao Xiêm còn được mệnh danh là “nóc nhà” của tỉnh Quảng Ninh. Cung đường từ chân núi lên đỉnh Cao Xiêm dài khoảng hơn 7 km nên có thể kết hợp vừa leo núi vừa cắm trại dã ngoại trong ngày. Đường đi chủ yếu là lối mòn men theo sườn núi với nhiều núi đá mấp mô và băng qua những đồi cỏ bao la.
-
Săn mây trên đỉnh Cao Ly: Cao Ly là dãy núi cao trải dài với diện tích trên 40 km2 với 8 đỉnh cao hơn 1.000 m thuộc huyện biên giới Bình Liêu. Núi Cao Ly còn gọi là núi Cô Đơn cách trung tâm xã Húc Động hơn 10 km là một điểm cắm trại, dã ngoại phù hợp cho các nhóm bạn trẻ, hoặc gia đình nhỏ. Nếu khoảng tháng 7-9, Cao Ly hấp dẫn du khách vì hoa mua nở nhuộm tím các vạt đồi thì đến cuối năm tháng 10 trở đi, nơi này lại là điểm săn biển mây lý tưởng. Điểm cắm trại cách đỉnh khoảng 30-40 phút leo bộ, xe máy và ôtô cá nhân có thể tới tận điểm trại.
- Thác Khe Vằn: Trong thời gian khám phá núi Cao Ly, du khách có thể kết hợp tham quan thác Khe Vằn có 3 tầng và là thác nước cao nhất tỉnh Quảng Ninh. Nếu đi từ thị trấn Bình Liêu, bạn hỏi đường vào xã Húc Động để đến Thác Khe Vằn, bạn sẽ được ngắm ba tầng thác tuyệt đẹp ở nơi từng là chốn hẹn hò của trai gái Sán Chỉ. Thác Khe Vằn thuộc xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 100 km và cách trung tâm thị trấn Bình Liêu khoảng 12 km về hướng Đông Nam.
THAM KHẢO THÊM: