Thành phố Đồng Hới gần với tuyến đường sắt Bắc - Nam với ga Đồng Hới, đây là một trong những ga chính, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 267 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam. Bản đồ TP Đồng Hới (Quảng Bình)? Các xã phường thuộc TP Đồng Hới (Quảng Bình)?
Mục lục bài viết
1. Bản đồ thành phố Đồng Hới (Quảng Bình):
Bản đồ hành chính thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được thể hiện như sau:
Ngày 01 tháng 02 năm 2020, bắt đầu sáp nhập toàn bộ 0,56 km2 diện tích tự nhiên với 2.503 người của phường Đồng Mỹ và cả toàn bộ 1,37 km2 diện tích tự nhiên với 3.454 người của phường Hải Đình thành phường Đồng Hải. Phường Đồng Hải có diện tích tự nhiên là 1,93 km² và quy mô dân số 5.957 người.
Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có 9 phường và 6 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính cũ không còn tồn tại là:
- Phường Đồng Mỹ;
- Phường Hải Đình.
Có một đơn vị hành chính mới là phường Đồng Hải.
2. Các xã phường thuộc thành phố Đồng Hới (Quảng Bình):
Ngày 30 tháng 07 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình.
Hiện nay, Thành phố Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường và 6 xã, cụ thể như sau:
STT | Các xã phường thuộc thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) |
1 | Phường Bắc Lý |
2 | Bắc Nghĩa |
3 | Đồng Hải |
4 | Đồng Phú |
5 | Đồng Sơn |
6 | Đức Ninh Đông |
7 | Hải Thành |
8 | Nam Lý |
9 | Phú Hải |
10 | Xã Bảo Ninh |
11 | Đức Ninh |
12 | Lộc Ninh |
13 | Nghĩa Ninh |
14 | Quang Phú |
15 | Thuận Đức |
3. Địa hình của thành phố Đồng Hới (Quảng Bình):
Đồng Hới là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình. Thành phố Đồng Hới nằm giữa Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có diện tích khoảng 155,87 km2 và có vị trí địa lý như sau:
- Phía bắc và tây giáp với huyện Bố Trạch.
- Phía nam giáp với huyện Quảng Ninh.
- Phía đông của thành phố Đồng Hới giáp Biển Đông với 12 km bờ biển cát trắng
Thành phố Đồng Hới gần với tuyến đường sắt Bắc – Nam với ga Đồng Hới, đây là một trong những ga chính, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 267 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam. Đặc biệt, có thành phố Đồng Hới sông Nhật Lệ chảy qua.
Vùng thành phố Đồng Hới thuộc lưu vực sông Nhật Lệ, một trong 5 con sông chính của cả tỉnh Quảng Bình. Sông Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại Giang và sông Kiến Giang hợp thành đổ ra biển Đông qua giữa lòng thành phố, tạo ra cảnh quan môi trường đẹp. Thêm nữa, còn có các sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ ra sông Lệ Kỳ, sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ thẳng ra sông Nhật Lệ và sông Cầu Rào, đây là những sông ngắn nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước của thành phố.
Thành phố Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ. Nguồn nước ngọt cung cấp cho thành phố được lấy từ Bàu Tró – một hồ nước ngọt ở tại thành phố Đồng Hới, nơi lưu trữ nhiều hiện vật của văn hóa Bàu Tró. Đồng Hới có 12 km bờ biển với những bãi tắm đẹp (Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú). Sông Nhật Lệ chảy qua Đồng Hới là một con sông đẹp, đây là con sông do sông Kiến Giang và sông Long Đại hợp thành. Phía tây của thành phố Đồng Hới là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm Phong Thủy là “hậu chẩm”, phía trước chính là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong. Nếu tin theo thuật phong thủy thì đây là “cát địa”.
Thành phố Đồng Hới nằm về phía đông của dãy Trường Sơn, địa hình của thành phố này có đặc thù nghiêng dần từ phía Tây sang Đông, chia thành các khu vực sau:
- Vùng gò đồi phía Tây: chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên với các dãy đồi lượn sóng vắt ngang từ phía Bắc xuống Nam tại khu vực phía Tây thành phố trên địa bàn những xã phường là Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Thuận Đức với cao độ trung bình từ 12–15 m, độ dốc trung bình khoảng 7–10%. Thổ nhưỡng của vùng này có đặc điểm là độ phì thấp, đất đai nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất màu không dày, thuận lợi để phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
- Vùng bán sơn địa xen kẽ đồng bằng: chiếm khoảng 37% diện tích tự nhiên với cao độ trung bình từ 5–10 m (ở đây, nơi cao nhất 18 m và thấp nhất là 2,5 m), độ dốc trung bình từ 5–10%. Đây là một vòng cung có dạng gò đồi thấp xen kẽ với đồng bằng hẹp bao bọc lấy khu vực đồng bằng, kéo dài từ phía Bắc – Đông Bắc đến Tây Bắc–Tây Nam và Nam–Đông Nam, phân bố dọc theo các phường xã là Quang Phú, Lộc Ninh, Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, đây cũng là vùng sản xuất lương thực hoa màu, đặc biệt là vành đai rau xanh phục vụ cho thành phố.
- Vùng đồng bằng: chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên, thuộc trong khu vực trung tâm trên địa bàn các phường xã là Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải, Đức Ninh Đông, Đức Ninh, Nam Lý, Bắc Lý. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, đồng ruộng xen lẫn sông, hồ, kênh rạch, độ dốc nhỏ khoảng 0,2%, cao độ trung bình 2–4 m, với nơi thấp nhất là 0,5 m; đây là nơi tập trung mật độ dân cư cao cùng với những cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố Đồng Hới, thuận lợi cho việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng cát ven biển: nằm về phía Đông thành phố Đồng Hới, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, địa hình gồm có các dải đồi cát nối liền chạy song song bờ biển, có nhiều những bãi ngang và cửa lạch, độ chia cắt nhỏ với cao độ trung bình 10 m và thấp nhất là 3 m, phân bố đều ở trên các địa bàn là Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, thuận lợi cho sự phát triển về thủy sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch.
4. Khí hậu của thành phố Đồng Hới (Quảng Bình):
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khi hậu ở đây mang tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đông lạnh ở miền Bắc với hai mùa rõ rệt ở trong năm là mùa khô và mùa mưa.
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Đồng Hới là 24,4 độ c, nhiệt độ thấp nhất (vào khoảng tháng 12, tháng 1) là 7,8–9,4 độ c, nhiệt độ cao nhất (khoảng tháng 6, tháng 7) là 40,1–40,6 độ c. Tổng tích ôn đạt trị số 8.600–9.000 độ c; biên độ nhiệt chênh lệch ngày đêm từ 5–8 độ c; số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
- Về chế độ mưa: lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.300 – 4.000 mm, phân bố không đều ở giữa các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 cho đến tháng 11, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng mưa cả năm, liên quan nhiều đến áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão và cả hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nên thường gây ra ngập lụt trên diện rộng. Mùa khô từ khoảng tháng 12 cho đến tháng 8 năm sau, lượng mưa ít, trùng với mùa khô hanh nắng gắt, gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống con người nơi đây. Tháng có lượng mưa lớn nhất là vào tháng 9, tháng 10 (502 – 668 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là vào tháng 3, tháng 4 (44 – 46 mm).
- Về chế độ gió: nơi đây có 2 mùa gió chính, đó chính là:
+ Gió mùa đông Bắc xuất hiện từ khoảng tháng 11 của năm trước cho đến tháng 3 năm sau và thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh.
+ Gió Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào) xuất hiện khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 8, gây ra khô nóng và hạn hán.
- Bão thường xuyên xuất hiện trong năm với tần suất từ 1-2 cơn/năm, tập trung vào các tháng là tháng 9,10,11, bão xuất hiện với cường độ mạnh với sức tàn phá dữ dội.
THAM KHẢO THÊM: