Thị xã Ngã Năm là một đơn vị hành chính cấp thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Thị xã này có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt khi nằm ở điểm giao của 05 con sông lớn. Dưới đây là bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng):
Thị xã Ngã Năm có 8 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 3 phường, 5 xã:
-
Phường 1;
-
Phường 2;
-
Phường 3;
-
Xã Long Bình;
-
Xã Mỹ Bình;
-
Xã Mỹ Quới;
-
Xã Tân Long;
-
Xã Vĩnh Quới.
Dưới đây là bản đồ hành chính các xã phường thuộc thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng):
2. Bản đồ vị trí của thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng):
Thị xã Ngã Năm nằm ở phía tây nam tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng 60 km, cách thành phố Cần Thơ 80 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 298 km, có địa giới hành chính:
-
Phía bắc giáp thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang;
-
Phía tây giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;
-
Phía nam giáp huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu;
-
Phía đông giáp huyện Mỹ Tú và huyện Thạnh Trị.
Dưới đây là bản đồ vị trí thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng):
3. Tổng quan về thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng):
(1) Dân số:
Thị xã Ngã Năm hiện nay có diện tích khoảng hơn 241,93 km2. Theo số liệu tính đến năm 2022 thì thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có khoảng hơn 108.000 người tương đương với mật độ dân số khoảng 450 người/km2 (số liệu này có thể thay đổi theo thời gian). Mật độ dân số này cho thấy thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có mức độ tập trung dân cư tương đối cao. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, phường trong khu vực có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công cộng và khả năng phát triển kinh tế xã hội.
(2) Kinh tế:
Ngã Năm (Sóc Trăng) là thị xã nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế khá lớn và nổi bật với nền tảng nông nghiệp, thủy sản là chủ yếu. Trong những năm gần đây, thị xã đã và đang chú trọng đến việc phát triển kinh tế theo mô hình như sau:
+ Nông nghiệp và thủy sản. Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) có nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào hoạt động trồng lúa, cây ăn trái và hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông sản tại đây như lúa gạo, trái cây… đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi tôm và cá cũng là thế mạnh của địa phương, đặc biệt là hoạt động nuôi tôm nước lợ. Sự phát triển của ngành thủy sản tại đây đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân;
+ Phát triển công nghiệp. Trong những năm trở lại đây, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã và đang chú trọng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản như chế biến tôm, cá và các sản phẩm khác từ nông sản. Các khu công nghiệp và cơ sở chế biến đã và đang phát triển góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân. Ngoài ra, địa phương còn đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất gỗ, cơ khí và các sản phẩm tiêu dùng khác;
+ Thương mại và dịch vụ. Với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) cũng đang phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và thương mại. Thị xã này đã và đang xây dựng hệ thống siêu thị, chợ và các trung tâm thương mại khác để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khu vực. Đồng thời, nơi đây đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu phát triển của thương mại và dịch vụ. Việc phát triển ngành du lịch sẽ là một hướng đi tiềm năng trong tương lai tại khu vực này.
(3) Đời sống văn hóa:
Đời sống văn hóa tại Ngã Năm (Sóc Trăng) rất đa dạng và phong phú, phản ánh rõ nét sự giao thoa hài hòa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc, vì vậy đời sống văn hóa ở đây rất đa dạng. Cụ thể:
+ Văn hóa dân tộc Khmer. Nơi đây có một cộng đồng người Khmer sinh sống khá đông, vì vậy văn hóa Khmer ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân. Những lễ hội và phong tục tập quán của người Khmer luôn được tổ chức hoành tráng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Người Khmer tại đây cũng gin giữ và phát huy các nghề thủ công truyền thống như dệt vải, làm gốm, chế tác đồ mỹ nghệ…;
+ Văn hóa người Kinh. Ngoài cộng đồng người Khmer, người Kinh cũng chiếm tỷ lệ lớn trong dân số tại đây. Các lễ hội và phong tục của người Kinh được tổ chức khá phổ biến, duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những văn hóa truyền thống của người Kinh như: Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên hay các hoạt động sinh hoạt cộng đồng…;
+ Ẩm thực. Ẩm thực tại đây rất phong phú với sự kết hợp hài hòa của nhiều món ăn đến từ các dân tộc khác nhau. Người dân nơi đây nổi tiếng với những món ăn đặc trưng như bánh xèo, cá lóc nướng, bún nước lèo, hủ tiếu, sôi, cà ri và các món ăn từ gạo nếp.
(4) Lịch sử hình thành:
Thị xã này có một lịch sử hình thành và phát triển vô cùng đặc biệt gắn liền với sự thay đổi về mặt địa lý, dân cư và một số chính sách hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trước khi trở thành thị xã, nơi đây là một vùng thuộc huyện Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng. Địa phương này đã tồn tại lâu đời với các cộng đồng dân cư chủ yếu là người Kinh, người Khmer… và đồng thời là khu vực quan trọng trong hoạt động phát triển nông nghiệp, thủy sản. Trong quá khứ, nơi đây là vùng đất nông nghiệp với nghề trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Ngày 22 tháng 9 năm 2009, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập thị xã Ngã Năm, tách ra từ huyện Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng. Quyết định này đã giúp cho Ngã Năm trở thành một đơn vị hành chính cấp thị xã trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội tại địa phương. Quyết định này đã góp phần nâng cao vị thế của thị xã trong khu vực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, giao thương, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ.
Sau khi được trở thành thị xã, Ngã Năm đã tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế chủ lực như nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến thủy sản. Nhờ vào vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy và giao thông đường bộ, nơi đây trở thành một trung tâm giao thương quan trọng của tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó nơi đây cũng chú trọng phát triển các ngành dịch vụ thương mại và hạ tầng đô thị để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống cho người dân. Trên thực tế hiện nay, thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) không chỉ là một trung tâm kinh tế thương mại mà còn là nơi có đời sống văn hóa đa dạng với sự phát triển mạnh mẽ, sự kết hợp hài hòa giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau đang sinh sống tại đây. Các lễ hội văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Nơi đây tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục y tế và du lịch nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của địa phương. Nhìn chung, với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi và quá trình lịch sử lâu dài, nơi đây đã trở thành một trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa của tỉnh Sóc Trăng. Sự phát triển của thị dạo này không chỉ phản ánh sự thay đổi về hành chính mà còn là kết quả của chiến lược phát triển phù hợp, sự thúc đẩy đổi mới trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
THAM KHẢO THÊM: