Thị xã Kiến Tường nằm ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là một địa phương có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa và quốc phòng ở khu vực biên giới. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Kiến Tường (Long An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thị xã Kiến Tường (Long An):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc thị xã Kiến Tường (Long An)?
Thị xã Kiến Tường có 8 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 3 phường, 5 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường 1 |
2 | Phường 2 |
3 | Phường 3 |
4 | Xã Bình Hiệp |
5 | Xã Bình Tân |
6 | Xã Thạnh Hưng |
7 | Xã Thạnh Trị |
8 | Xã Tuyên Thạnh |
3. Tìm hiểu chung về thị xã Kiến Tường (Long An):
Vị trí địa lý:
Thị xã Kiến Tường nằm ở phía tây tỉnh Long An, cách thành phố Tân An 68 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 121 km, nằm ở trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười.
Thị xã Kiến Tường có địa giới hành chính:
-
Phía Đông giáp huyện Mộc Hóa
-
Phía Tây giáp các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng
-
Phía Bắc giáp huyện Kông Bông Rồ, tỉnh Svay Rieng, Campuchia
-
Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh.
Diện tích, dân số:
Thị xã Kiến Tường có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 204,36 km² và dân số khoảng 43.674 người (2019), trong đó thành thị có 18.928 người (43%), nông thôn có 24.746 người (57%). Mật độ dân số đạt khoảng 214 người/km².
Kinh tế:
Thị xã Kiến Tường là trung tâm của khu vực Đồng Tháp Mười về nhiều mặt, trong đó kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Thị xã có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp để giao thương hàng hóa với Vương Quốc Campuchia, có tuyến quốc lộ 62 chạy qua giúp cho việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.
Chợ Mộc Hóa cũ đã được nâng cấp thành trung tâm thương mại Kiến Tường nguy nga tráng, đóng vai trò đầu tàu cho ngành dịch vụ không chỉ của thị xã Kiến Tường mà còn là đầu tàu cho toàn vùng Đồng Tháp Mười. Hàng hóa bày bán trong chợ rất đa dạng, được cung cấp chủ yếu từ thị trường đầu mối thành phố Hồ Chí Minh nên giá cả hợp lý và phong phú.
Ngoài ra, Kiến Tường còn có nhiều ngành công nghiệp phát triển như sản xuất gỗ, sản xuất thực phẩm chế biến, sản xuất đồ mộc, sản xuất nông sản, dệt may, gia công cơ khí, chế tạo.
4. Điều kiện tự nhiên của thị xã Kiến Tường (Long An):
Địa hình:
Thị xã Kiến Tường có địa hình đồng bằng trũng thấp. Phần lớn diện tích của Kiến Tường là địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình chỉ từ 0,5 đến 2 mét so với mực nước biển. Địa hình trũng thấp và lượng mưa lớn trong mùa mưa khiến khu vực dễ bị ngập nước nhưng cũng là lợi thế cho sản xuất lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Các khu vực ven thị xã thường được khai thác để phát triển đô thị, đường giao thông và hệ thống thủy lợi. Trong khi đó, vùng nông thôn vẫn giữ đặc trưng địa hình đồng ruộng xen kẽ các vùng rừng ngập nước. Đặc điểm địa hình này giúp Kiến Tường phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước và các sản phẩm đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời tạo nền tảng cho phát triển du lịch sinh thái.
Đất đai:
Đất đai thị xã Kiến Tường thuộc loại đất phèn và đất phù sa ngập nước, phù hợp với hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập lũ.
Sông ngòi:
Hệ thống sông, kênh rạch ở thị xã Kiến Tường dày đặc. Do thị xã nằm ở khu vực giao thoa của nhiều kênh rạch tự nhiên và nhân tạo, trong đó sông Vàm Cỏ Tây đóng vai trò quan trọng trong giao thông và tưới tiêu. Vì vậy, vùng này chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi hàng năm từ sông Mekong, mang lại nguồn phù sa và nước ngọt cho canh tác nông nghiệp.
Hệ sinh thái:
Kiến Tường là một phần của vùng sinh thái ngập nước nổi tiếng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái rừng tràm, đầm lầy và các khu vực bảo tồn thiên nhiên phong phú. Đặc biệt, khu vực này có nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Khí hậu và thủy văn:
Thị xã Kiến Tường thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (tháng 5 – tháng 11) và mùa khô (tháng 12 – tháng 4).
5. Quy hoạch thị xã Kiến Tường (Long An):
5.1. Quy hoạch sử dụng đất thị xã Kiến Tường Long An:
Bản đồ quy hoạch thị xã Kiến Tường phân bổ diện tích đất chi tiết theo từng loại hình sử dụng và mục đích phát triển.
-
Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm dần do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ 5.500 ha vào năm 2023, diện tích đất nông nghiệp dự kiến giảm xuống còn 4.500 ha và năm 2030. Diện tích đất trồng lúa sẽ được bảo vệ và duy trì ở mức khoảng 3.000 ha, tập trung ở các khu vực ven sông Vàm Cỏ Tây.
-
Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp. Từ 2.200 ha vào năm 2023, diện tích đất phi nông nghiệp dự kiến tăng lên khoảng 3.500 ha vào năm 2030, trong đó diện tích đất ở đô thị dự kiến chiếm khoảng 1.500 ha, chủ yếu tại Phường 1 và Phường 2, nơi tập trung các khu dân cư và dịch vụ công cộng.
-
Đất công nghiệp: Diện tích đất công nghiệp được quy hoạch tăng từ 300 ha hiện nay lên 600 ha vào năm 2030. Khu công nghiệp Kiến Tường sẽ được mở rộng và nâng cấp trở thành một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng của tỉnh Long An, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và công nghệ cao.
-
Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Diện tích đất dành cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Từ 600 ha vào năm 2023, diện tích này dự kiến tăng lên khoảng 900 hecta vào năm 2030, quy hoạch bao gồm việc xây dựng và mở rộng các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 62 và tuyến đường tránh qua thị xã.
-
Đất khu dân cư: Đất dành cho khu dân cư sẽ được tăng cường, đặc biệt là tại Phường 1 và Phường 2 với diện tích dự kiến khoảng 1.000 ha. Vào năm 2030, các khu đô thị ven sông Vàm Cỏ Tây sẽ được phát triển mạnh mẽ, tận dụng cảnh quan tự nhiên để tạo ra các khu dân cư cao cấp.
5.2. Mục tiêu quy hoạch:
Bản đồ quy hoạch thị xã Kiến Tường được xây dựng nhằm phát triển thị xã thành một đô thị loại 2, theo định hướng quy hoạch Long An.
Phát triển đô thị bền vững: Quy hoạch tập trung vào việc mở rộng và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, bao gồm việc nâng cấp các khu dân cư, phát triển khu đô thị mới ven sông Vàm Cỏ Tây và mở rộng các khu công nghiệp.
Tăng cường hạ tầng giao thông và kỹ thuật: Mục tiêu này bao gồm việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 62, tuyến đường tránh thị xã cùng với việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống thoát nước, cấp nước sạch và các công trình điện lực.
Phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp: Quy hoạch đặt ra mục tiêu tăng diện tích đất công nghiệp, mở rộng khu công nghiệp Kiến Tường để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm việc làm và đóng góp vào ngân sách địa phương.
5.3. Định hướng phát triển không gian:
Quy hoạch hạ tầng đô thị:
Theo tra cứu quy hoạch, thị xã Kiến Tường được định hướng phát triển thành một đô thị loại 2 với hạ tầng đô thị đồng bộ và hiện đại. Khu vực trung tâm đô thị, đặc biệt là Phường 1 và Phường 2, sẽ tiếp tục phát triển với các khu dân cư mới và các tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm, thương mại và các khu vui chơi giải trí.
Khu đô thị ven sông Vàm Cỏ Tây sẽ được ưu tiên phát triển, tận dụng vị trí ven sông để xây dựng các khu dân cư cao cấp, kết hợp với các không gian xanh và công viên ven sông nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống.
Định hướng phát triển công nghiệp:
Tra cứu quy hoạch cho thấy, khu công nghiệp Kiến Tường sẽ được mở rộng từ 300 hecta lên 600 ha nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến; công nghiệp sạch và công nghệ cao. Mục tiêu là biến khu công nghiệp này thành một trung tâm sản xuất quan trọng của tỉnh Long An, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương và tạo việc làm cho cư dân.
Quy hoạch cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp, với việc xây dựng các khu xử lý nước thải và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại.
Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông của thị xã Kiến Tường sẽ được nâng cấp vào mở rộng đáng kể để kết nối thuận lợi với các khu vực lân cận và thành phố Hồ Chí Minh. Quốc lộ 62, tuyến đường huyết mạch kết nối từ thành phố Tân An đến cửa khẩu Bình Hiệp, sẽ được mở rộng và cải tạo nhằm nâng cao khả năng lưu thông.
Ngoài ra, tuyến đường tránh thị xã cũng sẽ được xây dựng để giảm tải lưu lượng giao thông qua trung tâm đô thị. Hệ thống giao thông nội bộ cũng được quy hoạch theo hướng hiện đại với các tuyến đường chính trong thị xã được mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu di chuyển này càng tăng của cư dân.
THAM KHẢO THÊM: