Thành phố Việt Trì nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 140 km về phía Tây Bắc. Để biết thêm thông tin về thành phố Việt Trì, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ:
Lưu ý: Đây là bản đồ cũ của thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tân Đức vào phường Minh Nông.
2. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Việt Trì có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 13 phường và 9 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc thành phố Việt Trì |
1 | Phường Dữu Lâu |
2 | Phường Vân Cơ |
3 | Phường Nông Trang |
4 | Phường Tân Dân |
5 | Phường Gia Cẩm |
6 | Phường Tiên Cát |
7 | Phường Thọ Sơn |
8 | Phường Thanh Miếu |
9 | Phường Bạch Hạc |
10 | Phường Bến Gót |
11 | Phường Vân Phú |
12 | Xã Phượng Lâu |
13 | Xã Thụy Vân |
14 | Phường Minh Phương |
15 | Xã Trưng Vương |
16 | Phường Minh Nông |
17 | Xã Sông Lô |
18 | Xã Kim Đức |
19 | Xã Hùng Lô |
20 | Xã Hy Cương |
21 | Xã Chu Hóa |
22 | Xã Thanh Đình |
3. Giới thiệu về thành phố Việt Trì (Phú Thọ):
- Lịch sử
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.
Vào thời đại Hùng Vương, vùng Việt Trì – Bạch Hạc là trung tâm chính trị – kinh tế và được coi là kinh đô của Nhà nước Văn Lang.
Dưới thời thuộc Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ.
Thời Tam Quốc – Lưỡng Tấn và thời nhà Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc huyện Gia Ninh, quận Tân Xương.
Đời nhà Đường, vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa Hóa, quận Phong Châu;
Thời Loạn 12 sứ quân (944-967), Việt Trì nằm trong khu vực chiếm giữ của sứ quân Kiều Công Hãn.
Thời Lý – Trần, Việt Trì thuộc về châu Thao Giang, lộ Tam Giang.
Thời nhà Lê, Việt Trì là một thôn thuộc xã Bạch Hạc, phủ Tam Đới (Tam Đái), trấn Sơn Tây.
Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ bản vẫn giữ như thời Hậu Lê.
Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước thành tỉnh. Thôn Việt Trì thuộc về phường Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xáo trộn lại các đơn vị hành chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước để dễ quản lý và đàn áp. Việt Trì tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu Thượng, huyện Hạc Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.
Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các tuyến đường giao thông thủy, bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là tiền đồn trọng điểm về quân sự, ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị trấn Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì tại đây.
Cách mạng tháng 8-1945 thành công, Việt Trì thuộc liên xã Sông Lô bao gồm các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, Việt Trì làng và Việt Trì phố.
Tháng 2 năm 1945, thị trấn Việt Trì được tái lập gồm ba khu phố: Thuần Lương, Việt Hưng và Việt Lợi.
Ngày 7 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định cho sáp nhập thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì.
Ngày 2 tháng 1 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 003-TTg sáp nhập ba xã: Chính Nghĩa, Sông Lô, Trưng Vương của huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65-CP thành lập thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ trên cơ sở thị xã Việt Trì và 4 xã: Lâu Thượng, Minh Khai, Minh Phương (trừ xóm Minh Phú), Tân Dân thuộc huyện Hạc Trì.
Cũng trong năm này, Chính phủ ra quyết định giải thể huyện Hạc Trì, chuyển 2 xã: Hùng Thao (nay là xã Cao Xá) và xã Thống Nhất (nay là xã Thụy Vân) nhập vào huyện Lâm Thao, những xã còn lại nhập vào Thành phố Việt Trì; xã Chính Nghĩa đổi tên thành xã Tiên Cát; xã Minh Khai đổi tên thành xã Minh Nông.
Cũng trong ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Sau năm 1975, thành phố Việt Trì có 4 phường: Tân Dân, Thanh Miếu, Tiên Cát, Vân Cơ và 6 xã: Quất Thượng, Sông Lô, Minh Phương, Dữu Lâu, Lâu Thượng, Minh Nông.
Ngày 27 tháng 6 năm 1977, hợp nhất ba xã Quất Thượng, Lâu Thượng và Sông Lô thành xã Trưng Vương.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Các xã Vân Phú, Phượng Lâu của huyện Phù Ninh, xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao, thôn Mộ Chu Hạ, thôn Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường sáp nhập về thành phố Việt Trì (trong đó, các thôn Mộ Chu Hạ, Lang Đài được sáp nhập vào thị trấn Bạch Hạc).
Ngày 13 tháng 1 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định phân vạch địa giới xã, phường của Thành phố Việt Trì. Theo đó, giải thể thị trấn Bạch Hạc để thành lập phường Bạch Hạc; đồng thời chia lại các phường cũ, lập các phường mới: chia phường Thanh Miếu thành 2 phường: Thanh Miếu và Thọ Sơn; chia phường Vân Cơ thành 3 phường: Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ.
Ngày 11 tháng 10 năm 1986, chia xã Trưng Vương thành 2 xã Sông Lô và Trưng Vương. Đến thời điểm này, thành phố Việt Trì gồm 8 phường: Bạch Hạc, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân và 8 xã: Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú, Sông Lô,Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, thành phố Việt Trì tiếp tục là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá của tỉnh Phú Thọ.
Ngày 8 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 39/2002/NĐ-CP, thành lập phường Dữu Lâu (trên cơ sở giải thể xã Dữu Lâu) và phường Bến Gót (tách ra từ phường Thanh Miếu) thuộc thành phố Việt Trì.
Ngày 14 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 180/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại II.
Đến cuối năm 2005, thành phố Việt Trì có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ và 6 xã: Minh Nông, Minh Phương, Phượng Lâu, Sông Lô, Thụy Vân, Trưng Vương, Vân Phú.
Ngày 10 tháng 11 năm 2006, chuyển 3 xã: Chu Hóa, Hy Cương, Thanh Đình của huyện Lâm Thao và 2 xã: Hùng Lô, Kim Đức của huyện Phù Ninh về thành phố Việt Trì quản lý.
Ngày 1 tháng 7 năm 2008, chuyển toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Đức thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây về thành phố Việt Trì quản lý theo Nghị quyết số
Ngày 5 tháng 5 năm 2010, thành lập 3 phường: Minh Nông, Minh Phương và Vân Phú trên cơ sở 3 xã có tên tương ứng.
Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tân Đức vào phường Minh Nông.
Thành phố Việt Trì có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 13 phường và 9 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 140 km về phía Tây Bắc.
+ Phía Đông giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
+ Phía Tây giáp huyện Lâm Thao
+ Phía Nam giáp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
+ Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Diện tích và dân số
Thành phố Việt Trì có tổng diện tích đất tự nhiên là 111,8 km², dân số vào năm 2018 là 415.280 người.
- Giao thông
Việt Trì với vai trò là thành phố công nghiệp, vị trí là thành phố ngã ba sông nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt, đường sông,…
Thành phố Việt Trì có các hệ thống cảng sông: Cảng Bạch Hạc (Phường Bạch Hạc), Cảng Việt Trì (Phường Bến Gót), Cảng Dữu Lâu (Phường Dữu Lâu).
Thành phố Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua nơi này, tuyến đường cao tốc Lào Cai Nội Bài cách không xa địa phận thành phố.
Trong nội thị có cầu Việt Trì và cầu Hạc Trì, ngoài ra còn có cầu Văn Lang (nối với huyện Ba Vì, Hà Nội) và cầu Vĩnh Phú (nối với huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).
- Văn hóa và du lịch
Thành phố Việt Trì là trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu di tích lịch sử Đền Hùng nổi tiếng hàng năm đón trên 6 triệu lượt khách hành hương về đây vào mỗi dịp 10/3 (âm lịch) và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp khác.
- Đặc sản
Về ẩm thực, xưa Việt Trì nổi tiếng với cá Anh Vũ, một loại cá nước ngọt chỉ thấy xuất hiện tại ngã ba sông. Hiện nay, những quán cá lăng sông và thịt chó hấp dẫn du khách đến với thành phố ngã ba sông.
THAM KHẢO THÊM: