Huyện Yên Khánh là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình. Huyện đạt được nhiều thành tựu quan trọng như đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đang phấn đấu phát triển kinh tế và du lịch với tiềm năng lớn nhờ vị trí địa lý và nguồn tài nguyên tự nhiên. Bài viết sau: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Yên Khánh (Ninh Bình) sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Yên Khánh (Ninh Bình):
2. Huyện Yên Khánh (Ninh Bình) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Yên Khánh có 19 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 18 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Yên Khánh, Ninh Bình |
1 | Thị trấn Yên Ninh (huyện lỵ) |
2 | Xã Khánh An |
3 | Xã Khánh Công |
4 | Xã Khánh Cư |
5 | Xã Khánh Cường |
6 | Xã Khánh Hải |
7 | Xã Khánh Hòa |
8 | Xã Khánh Hội |
9 | Xã Khánh Hồng |
10 | Xã Khánh Lợi |
11 | Xã Khánh Mậu |
12 | Xã Khánh Nhạc |
13 | Xã Khánh Phú |
14 | Xã Khánh Thành |
15 | Xã Khánh Thiện |
16 | Xã Khánh Thủy |
17 | Xã Khánh Tiên |
18 | Xã Khánh Trung |
19 | Xã Khánh Vân |
3. Giới thiệu khái quát huyện Yên Khánh (Ninh Bình):
Vị trí địa lý:
Huyện Yên Khánh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, cách thành phố Ninh Bình khoảng 14 km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 107 km.
Vị trí địa lý của huyện:
-
Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng.
-
Phía Bắc giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
-
Phía Tây giáp huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô và thành phố Ninh Bình.
-
Phía Nam giáp huyện Kim Sơn.
Chiều dài của huyện Yên Khánh là từ xã Khánh Hòa (phía Tây Bắc huyện) đến xã Khánh Thành (phía Nam huyện) khoảng 26 km. Chiều rộng từ xã Khánh Tiên (phía Đông) đến xã Khánh Hồng (phía Tây) theo đường chim bay khoảng 15 km.
Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình, hình dáng giống con chim Bằng đang tung cánh bay lên biểu tượng cho ý chí và nghị lực phi thường của các thế hệ con người nơi đây, trải qua bao gian nan thử thách, tình đất, tình người vẫn thủy chung, gắn bó, kiên cường, vững bước đi lên cùng với dân tộc, đất nước viết lên những trang sử và chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Địa hình:
Địa hình của Yên Khánh chủ yếu là đồng bằng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố đều, trong đó có dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc và dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây.
Khí hậu:
Khí hậu ở đây thuộc loại nhiệt đới gió mùa, gần biển nên khá mát mẻ với hai mùa rõ rệt: Mùa hạ nắng nóng và mùa đông lạnh giá, ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.
Diện tích và dân số:
Huyện Yên Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 142,60 km². Theo thống kê năm 2019, dân số toàn huyện đạt 147.069 người, trong đó dân số thành thị 14.236 người (10%) và dân số nông thôn 132.833 người (90%). Mật độ dân số khoảng 1.031 người/km².
Kinh tế:
Ngày nay, Yên Khánh không chỉ là một huyện có vị trí địa lý quan trọng mà còn là nơi có nền kinh tế phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và khu công nghiệp hiện đại.
4. Lịch sử hình thành huyện Yên Khánh (Ninh Bình):
Thời Hồng Bàng nằm trong bộ Giao Chỉ, sau thuộc phủ Trường Yên.
Từ thời nhà Trần (1225-1400) về trước có tên gọi là Yên Ninh.
Từ đời Lê Trung Hưng (1593) sau đổi là huyện Yên Khang.
Thời nhà Nguyễn năm Gia Long thứ 2 (1803) đổi tên là huyện Yên Khánh, thuộc phủ Trường Yên.
Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) đổi thành phủ Yên Khánh.
Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), huyện Yên Khánh thuộc đạo Ninh Bình, sau đó đổi tên thành trấn Ninh Bình, rồi thành tỉnh Ninh Bình như ngày nay.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Huyện Yên Khánh khi đó gồm có 19 xã: Khánh An, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Dương, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Ninh, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Vân.
Tháng 1 năm 1965, xã Yên Lạc của huyện Yên Mô được sáp nhập vào huyện Yên Khánh và đổi tên thành xã Khánh Hồng; 3 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng được sáp nhập vào huyện Yên Mô. Từ đó, huyện Yên Khánh có 17 xã: Khánh An, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Ninh, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Vân.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976, chia xã Khánh Trung thành 2 xã lấy tên là xã Khánh Trung và Khánh Công; chia xã Khánh Thủy thành 2 xã lấy tên là xã Khánh Thủy và Khánh Thiện.
Ngày 27 tháng 04 năm 1977, Hội đồng chính phủ ra quyết định 125/CP, theo đó:
-
Giải thể huyện Yên Khánh, cắt 10 xã phía bắc sông Khang Thượng (Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Cư, Khánh Vân, Khánh Ninh, Khánh Hải, Khánh Lợi, Khánh Tiên, Khánh Thiện) sáp nhập với huyện Yên Mô và thị trấn Tam Điệp thành lập huyện Tam Điệp
-
Cắt 9 xã phía nam sông Khang Thượng (Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Hội, Khánh Mậu, Khánh Thủy, Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Công, Khánh Thành) sáp nhập vào huyện Kim Sơn.
Ngày 04 tháng 07 năm 1994, Chính phủ ra quyết định số 59-CP. Huyện Yên Khánh gồm 19 xã: Khánh An, Khánh Công, Khánh Cư, Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Hồng, Khánh Lợi, Khánh Mậu, Khánh Nhạc, Khánh Ninh, Khánh Phú, Khánh Thành, Khánh Thiện, Khánh Thủy, Khánh Tiên, Khánh Trung, Khánh Vân.
Ngày 02 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ra Nghị định 69-CP thành lập thị trấn Yên Ninh, thị trấn huyện lỵ của huyện Yên Khánh trên cơ sở: 247,41 ha diện tích tự nhiên và 5.419 nhân khẩu của xã Khánh Ninh, 7,27 ha diện tích tự nhiên và 213 nhân khẩu của xã Khánh Vân, 3,63 ha diện tích tự nhiên của xã Khánh Hải, 9,81 ha diện tích tự nhiên và 164 nhân khẩu của xã Khánh Nhạc.
Ngày 03 tháng 06 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết 23-NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng thị trấn Yên Ninh thuộc huyện Yên Khánh. Theo đó, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên 533,86 ha và dân số 7.435 nhân khẩu của xã Khánh Ninh vào thị trấn Yên Ninh.
Hiện nay, huyện Yên Khánh có 18 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên: 137,8 km2, trong đó 9.770 ha đất nông nghiệp, 2.471 ha đất chuyên dùng, 7.851 ha đất hai lúa, dân số xấp xỉ 142.565 người, mật độ xấp xỉ 1.050 người/km.
5. Quy hoạch huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đến năm 2030:
5.1. Quy hoạch phát triển giao thông:
Huyện có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 10, tuyến Bái Đính – Kim Sơn, tuyến 481C, 481B, 480C, 480B,… đã tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương.
Đường:
-
Quốc lộ 10 có chiều dài 14 km. qua huyện.
-
Tuyến đường Bái Đính – Kim Sơn có chiều dài 30 km đi qua huyện.
-
Tuyến đường 481B có chiều dài 20 km qua huyện.
-
Tuyến đường 480 B có chiều dài qua địa bàn huyện là 2km (đoạn từ Quốc lộ 10 – Cầu Rào).
-
Tuyến đường 480 C có chiều dài qua địa bàn huyện là 3km (từ Quốc lộ 10 – Cầu Trắng).
Đường sông:
-
Trung ương và tỉnh quản lý có tổng chiều dài 63,5km, bao gồm sông Đáy, sông Vạc, sông Mới.
-
Huyện quản lý tổng chiều dài 9 km, sông Tiên Hoàng.
-
Cảng Đỗ Mười thuộc xã Khánh Thành, Yên Khánh.
-
Cảng Khánh An bên hữu sông Đáy, thuộc xã Khánh An, huyện Yên Khánh.
-
Green Port xã: Khánh Thiện, huyện Yên Khánh.
-
Cảng sông khác: Bến Khánh An, bến Khánh Hòa (sông Vạc)
5.2. Kế hoạch sử dụng đất:
Ngày 11/01/2022, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến Năm 2024 huyện Yên Khánh.
Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030:
-
Đất nông nghiệp: Đến hết năm 2030, đất nông nghiệp có diện tích 7.730,76 ha.
-
Đất phi nông nghiệp: Đến hết năm 2030, diện tích đất phi nông nghiệp là 6.467,24 ha.
-
Đất chưa sử dụng: Đến hết năm 2030, diện tích đất chưa sử dụng là 61,81ha.
Theo quyết định, vị trí, diện tích các khu quy hoạch được thể hiện trên bản đồ Quy hoạch sử dụng đất của huyện. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình có một phần diện tích quý hoạch thị trấn Yên Ninh đến năm 2030.
THAM KHẢO THÊM: