Huyện Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông của tỉnh và là một phần của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) để tìm hiểu rõ hơn về huyện Vân Đồn.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn (Quảng Ninh):
2. Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 11 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) |
1 | Thị trấn Cái Rồng (huyện lỵ) |
2 | Xã Bản Sen |
3 | Xã Bình Dân |
4 | Xã Đài Xuyên |
5 | Xã Ðoàn Kết |
6 | Xã Ðông Xá |
7 | Xã Hạ Long |
8 | Xã Minh Châu |
9 | Xã Ngọc Vừng |
10 | Xã Quan Lạn |
11 | Xã Thắng Lợi |
12 | Xã Vạn Yên |
3. Thông tin chung về huyện Vân Đồn (Quảng Ninh):
Vị trí địa lý:
Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Với tọa độ từ 20⁰40’ đến 21⁰12’ vĩ độ Bắc và từ 107⁰19’ đến 107⁰42’ kinh độ Đông.
Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km.
-
Phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.
-
Phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn.
-
Phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô.
-
Phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).
Khí hậu:
Huyện Vân Đồn có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, đặc trưng bởi mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều cùng với mùa đông lạnh khô và ít mưa. Địa hình của huyện chủ yếu là các đảo nhỏ và núi đá vôi, tạo nên một khí hậu có sự chênh lệch giữa vùng núi và vùng ven biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 21 – 23°C, với độ ẩm trung bình là 82 – 85%. Gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu của huyện, trong khi gió mùa Tây Nam lại có ảnh hưởng yếu hơn. Hai mùa chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và từ mùa khô sang mùa mưa, thường kéo dài khoảng một tháng vào tháng 4 và tháng 10. Vân Đồn cũng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, tạo ra một môi trường khí hậu mát mẻ và ấm áp, thuận lợi cho nông nghiệp cùng các hoạt động kinh tế khác.
Địa hình:
Vân Đồn có ít sông ngòi, núi có nhiều nhưng không cao, mà chủ yếu là núi đá vôi. Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m, các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao dưới 200m. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m so với mặt biển; độ dốc trung bình 25°, ít bằng phẳng và thường bị chia cắt. Do địa hình đảo nên toàn huyện không có sông mà chỉ có suối. Có hai hồ nhỏ là hồ Voòng Tre và hồ Mắt Rồng.
Hệ thống đảo:
Huyện Vân Đồn là một quần thể đảo với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hơn 20 đảo có người sinh sống.
Cũng giống như tất cả các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, các đảo của huyện Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến hình thành Vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của Vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có:
-
Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m.
-
Núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m.
Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn.
Vân Đồn không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên kỳ vĩ của các hòn đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch như tâm linh, sinh thái và trải nghiệm.
Bãi Dài Vân Đồn với bờ biển cát trắng trải dài và làn nước biển xanh trong, là một trong những bãi biển đẹp nhất khu vực. Vân Đồn cũng là nơi có hệ thống thương cảng cổ, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Tài nguyên khoáng sản:
Khu vực Vân Đồn nổi tiếng với các mỏ than đá, đá vôi, cát, sắt và vàng. Than đá ở đây được biết đến với trữ lượng lớn, phân bố rộng rãi từ Đông Triều đến Kế Bào, và chất lượng được đánh giá cao trên thế giới. Ngoài ra, Vân Đồn còn có các mỏ nước khoáng nóng với nhiệt độ từ 25 đến 43 độ C, cùng với nguồn nước ngầm và nước mặt dồi dào. Khoáng sản kim loại như titan, antimon, sắt, chì, kẽm, đồng và thủy ngân cũng được tìm thấy ở đây. Đá dầu được phát hiện ở Hoành Bồ, Hạ Long, trong khi đó, cao lanh và prophilit ở Tấn Mài (Hải Hà) với trữ lượng lớn hơn 90 triệu tấn và mỏ cát trắng thạch anh tập trung ở Vân Đồn với trữ lượng khoảng 6 triệu tấn.
Vật liệu xây dựng như đá vôi có trữ lượng trên 10 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở TP Hạ Long, Vân Đồn, Hoành Bồ và Đông Triều, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng và gạch ngói. Đất sét với trữ lượng khoảng 246 triệu m3 cũng phân bố rộng khắp, hỗ trợ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự chú trọng từ các cơ quan chức năng, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này.
Diện tích và dân số:
Huyện Vân Đồn có tổng diện tích đất tự nhiên là 581,8 km², dân số vào năm 2019 là 46.616 người, tập trung chủ yếu ở thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long, Quan Lạn.
4. Quy hoạch huyện Vân Đồn (Quảng Ninh):
4.1. Quy hoạch phát triển giao thông:
Đường bộ:
-
Quy hoạch đảm bảo đường hành lang an toàn, mở rộng có tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái.
-
Đồng thời, bổ sung thêm vùng kết nối quốc lộ 4b từ Tiêu Yên và tỉnh lộ 334, mở rộng tỉnh lộ 334, bố trí các bến xe phục vụ cho nhu cầu giao thông đối ngoại tại sân bay Cái Rồng nhằm hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân đi vào khu vực trung tâm Vân Đồn.
Đường không:
-
Có quỹ đất dự phòng để đáp ứng nhu cầu mở rộng sân bay Vân Đồn trong quy hoạch Vân Đồn mới nhất giai đoạn tiếp theo.
-
Bổ sung thêm các cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển và hoạt động khu vực tại sân bay.
-
Xây dựng bãi đỗ trực thăng, bến tàu thuyền tại khu vực Bắc Cái Bầu, Đông Bắc Cái Bầu, bán đào Cồng Chào cùng các đảo thuộc đảo Vân Hải.
Đường thủy:
-
Chủ trương phát triển các cuộn cảm tổng hợp gồm Vạn Hoa- Bắc Cái Bầu- Mũi Chùa để đáp ứng các tàu thuyền có trọng tải 10.000 tấn. Trong dó, cảng Bắc Cái Bầu sẽ được ưu tiên phục vụ cho tàu du lịch cao cấp.
-
Mở rộng và nâng cấp cảng Cái Rồng để phát triển nghề cá và các hoạt động tránh bão lũ của tàu thuyền.
-
Quy hoạch phát triển các hệ thống cảng Ao Tiên, Cổng Chào, Minh Châu, Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Vạn Yên, Vạn Hoa,…nhằm phục vụ du lịch và lưu thông đường thủy.
Đường sắt:
-
Dự trữ quỹ đất mở rộng hành lang tuyến đường sắt đô thị kết nối huyện Vân Đồn – thành phố Cẩm Phả và thành phố Hạ Long.
-
Quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc dọc theo hành lang cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái.
4.2. Quy hoạch sử dụng đất:
Ngày 5/3/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 674/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử đất thời kỳ 2021-2030, huyện Vân Đồn.
Theo Điều 1 của Quyết định số 674/QĐ-UBND, Phương án sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của huyện Vân Đồn được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, gồm:
-
Đất nông nghiệp 37.392,68ha
-
Đất phi nông nghiệp 12.891,97 ha
-
Đất chưa sử dụng: 8.405,75 ha
Quyết định cũng xác định diện tích chuyển mục đích sử dụng trong thời kỳ quy hoạch theo hồ sơ địa chính, bao gồm:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 5.225,16 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 661,19 ha
-
Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 73,23 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 đến 2030, tỷ lệ 1/10.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 đến 2030 huyện Vân Đồn.
THAM KHẢO THÊM: