Tràng Định không chỉ là một huyện có vị trí chiến lược về mặt quốc phòng mà còn là nơi có nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục. Xin mời các bạn đọc cùng tìm hiểu về huyện Tràng Định thông qua bài viết sau: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tràng Định (Lạng Sơn).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tràng Định (Lạng Sơn):
Huyện Tràng Định là một huyện biên giới nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Tràng Định nằm ở tọa độ địa lý lý 22⁰12’30’ – 22⁰18’30’ vĩ Bắc và 107⁰27’30’ – 106⁰30’ kinh Đông.
-
Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng
-
Phía Tây giáp với tỉnh Bắc Kạn
-
Phía Đông giáp với thành phố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 51 km
-
Phía Nam của huyện là các huyện Bình Gia và Văn Lãng
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A. Nằm giữa thung lũng bên bờ sông Bắc Khê, thị trấn Thất Khê là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn và đường về thành phố Lạng Sơn.
Tràng Định có 3 con sông và 7 con suối có tổng chiều dài 1.020 km được phân bổ khá đồng đều khắp địa bàn huyện vừa tạo cho cảnh quan nơi đây thêm thơ mộng, hữu tình vừa tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu và hệ thống tưới tiêu vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Huyện Tràng Định có cửa khẩu Bình Nghi và cặp chợ biên giới Nà Nưa thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán qua 2 huyện láng giềng là Long Châu, Bằng Tường thuộc khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, có nhiều tuyến đường bộ và đường sông thông thương với Trung Quốc. Tràng Định cũng như toàn tỉnh Lạng Sơn, nằm trong lòng máng trũng nối Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với Việt Nam và các nước ASEAN, từ trung tâm huyện lỵ Tràng Định đến Thủ đô Hà Nội chỉ có trên 220 km (khoảng 4 giờ đi ô tô) và đến thành phố Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc trên 270 km (khoảng 4,5 giờ đi ô tô). Vị trí địa lý là một thế mạnh nổi bật của Tràng Định, thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn huyện.
Huyện Tràng Định có diện tích khoảng 995 km² và dân số khoảng 59.800 người.
2. Huyện Tràng Định (Lạng Sơn) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Tràng Định có 22 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 21 xã. Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là: Xã Bắc Ái.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn |
1 | Thị trấn Thất Khê (huyện lỵ) |
2 | Xã Cao Minh |
3 | Xã Chi Lăng |
4 | Xã Chí Minh |
5 | Xã Đại Đồng |
6 | Xã Đào Viên |
7 | Xã Đề Thám |
8 | Xã Đoàn Kết |
9 | Xã Đội Cấn |
10 | Xã Hùng Sơn |
11 | Xã Hùng Việt |
12 | Xã Kháng Chiến |
13 | Xã Khánh Long |
14 | Xã Kim Đồng |
15 | Xã Quốc Khánh |
16 | Xã Quốc Việt |
17 | Xã Tân Minh |
18 | Xã Tân Tiến |
19 | Xã Tân Yên |
20 | Xã Tri Phương |
21 | Xã Trung Thành |
22 | Xã Vĩnh Tiến |
3. Khí hậu, địa hình và hệ thống sông suối của huyện Tràng Định (Lạng Sơn):
Khí hậu:
Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm 21,6 ⁰C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39 ⁰C, tối thấp tuyệt đối – 1,0 oC. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82 – 84%. Điều này phản ánh sự chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các mùa, đặc biệt là do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến đổi nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến. Mùa đông ở Tràng Định có thể rất lạnh, đôi khi còn có băng giá và tuyết rơi, đặc biệt là trên đỉnh Mẫu Sơn.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ. Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày.
Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.
Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
Địa hình:
Địa hình huyện Tràng Định bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ là các thung lũng ven sông suối và lân lũng núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200 – 500 m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện còn có các đỉnh cao 820, 636, 675 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25 – 30⁰C.
Hệ thống sông suối:
Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng, trong đó có 3 hệ thống sông chính chỉ phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: Sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) và sông Bắc Khê.
Trong 3 hệ thống sông nói trên thì hệ thống sông Kỳ Cùng là tuyến sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m, sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Na Sầm và đến Thất Khê sông uốn khúc và chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam qua biên giới đổ vào đất Trung Quốc. Diện tích lưu vực 6.660 km2 với chiều dài dòng chính (tính đến biên giới Việt Trung) 243 km. Lòng sông Kỳ Cùng rất dốc, nhiêu thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp tích nước, điều tiết thuỷ lợi cho sản xuất.
Tràng Định còn có 7 con suối lớn và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng, phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.
Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân.
Tại huyện Tràng Định trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt, có một số điểm có thể khai thác nước để đóng chai làm nước uống với chất lượng cao ,hiện đã có những đánh giá cơ bản về chất lượng nguồn nước nguồn nước ngầm.
4. Kinh tế của huyện Tràng Định (Lạng Sơn):
Huyện Tràng Định đã chứng kiến sự phát triển kinh tế đáng kể trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,61%. Một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng này là việc phát triển cây thạch đen, một loại cây có giá trị kinh tế cao, được coi là thủ phủ tại huyện. Từ năm 2010, huyện đã quy hoạch vùng trồng thạch đen tại 8 xã phía Tây, với diện tích duy trì hàng năm từ 1.500 – 2.000 ha. Sự nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen đã được thúc đẩy thông qua việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung, giúp người dân nâng cao thu nhập và từng bước thoát nghèo.
Ngoài ra, huyện cũng triển khai các chính sách đặc thù để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bao gồm: Việc kêu gọi các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị và vùng nguyên liệu sản xuất nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện cho việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nhằm xây dựng các chuỗi liên kết bền vững từ cung ứng vật tư nông nghiệp đến bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Các giải pháp trên đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng như đảm bảo an toàn và tiêu chuẩn cho các sản phẩm.
Tràng Định cũng đã chú trọng vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng trong tình hình mới, đồng thời thực hiện các hoạt động xã hội như phát động chương trình “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo” với số tiền gửi tiết kiệm lên đến gần 1,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người dân ở Tràng Định đã đạt mức 10 triệu đồng/người/năm. Sự phát triển này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn lan tỏa đến các lĩnh vực khác, góp phần vào sự thay đổi tích cực của bộ mặt đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
THAM KHẢO THÊM: