Sơn Hòa là huyện phía Tây của tỉnh Phú Yên, diện tích tự nhiên trên 950km2, địa hình nhiều núi đồi, sông suối. Nhiệt độ trung bình huyện là 25 độ, vùng Cao Nguyên Vân Hòa khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình 22 - 25 độ. Để tìm hiểu thêm về huyện Sơn Hòa, mời bạn đọc theo dõi bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sơn Hòa (Phú Yên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Sơn Hòa (Phú Yên):
2. Danh sách xã phường thuộc huyện Sơn Hòa (Phú Yên):
Huyện Sơn Hòa có 14 đơn vị hành cấp trực thuộc cấp xã, trong đó bao gồm 1 thị trấn và 13 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách xã phường thuộc huyện Sơn Hòa |
1 | Thị trấn Củng Sơn (huyện lị) |
2 | Xã Cà Lúi |
3 | Xã Ea Chà Rang |
4 | Xã Krông Pa |
5 | Xã Phước Tân |
6 | Xã Sơn Định |
7 | Xã Sơn Hà |
8 | Xã Sơn Hội |
9 | Xã Sơn Long |
10 | Xã Sơn Nguyên |
11 | Xã Sơn Phước |
12 | Xã Sơn Xuân |
13 | Xã Suối Bạc |
14 | Xã Suối Trai |
3. Giới thiệu huyện Sơn Hòa:
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Sơn Hòa nằm ở phía tây của tỉnh Phú Yên, nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía tây, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Tuy An và huyện Phú Hòa.
- Phía tây giáp huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai.
- Phía nam giáp huyện Sông Hinh và huyện Tây Hòa.
- Phía bắc giáp huyện Đồng Xuân.
Huyện Sơn Hòa có diện tích 950,33 km² và dân số năm 2013 là 60.290 người.
3.2. Lịch sử hình thành:
Huyện Sơn Hòa được thành lập năm 1899, là một trong 3 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh. Huyện nằm dọc quốc lộ 25, tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa miền núi và đồng bằng, tạo thời cơ để Sơn Hòa bứt phá và phát triển bền vững.
Sau năm 1975, huyện được sáp nhập với huyện Sông Hinh thành huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Phú Khánh. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1984, huyện được tái lập từ huyện Tây Sơn cũ, gồm 11 xã: Cà Lúi, Krông Pa, Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hà, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Nguyên, Sơn Phước, Sơn Xuân, Suối Trai và thị trấn Củng Sơn. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập từ tỉnh Phú Khánh, huyện Sơn Hòa thuộc tỉnh Phú Yên. Ngày 23 tháng 3 năm 1994, điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Krông Pa thuộc huyện Sơn Hòa vào huyện Sông Hinh. Ngày 20 tháng 7 năm 1997, thành lập xã Ea Chà Rang trên cơ sở 8.280,55 ha diện tích tự nhiên và 1.220 nhân khẩu của xã Suối Trai.
Ngày 28 tháng 4 năm 1999, thành lập xã Suối Bạc trên cơ sở điều chỉnh:
- 2.528 ha diện tích tự nhiên và 3.184 nhân khẩu của xã Sơn Phước
- 1.036 ha diện tích tự nhiên và 828 nhân khẩu của thôn Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn.
Huyện Sơn Hòa có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.
3.3. Quy hoạch giao thông huyện Sơn Hòa:
Về quy hoạch giao thông đường bộ huyện Sơn Hòa tính đến năm 2030, UBND tỉnh Phú Yên đã đưa ra quyết định xây xây dựng, nâng cấp và cải tạo một số tuyến đường như:
- Tuyến ĐT643: Đoạn đi qua đô thị từ Hòn Lúp tới nút giao với đường ĐT650 (phía Nam thị trấn):
+ Cải tạo, mở rộng, nâng cấp đảm bảo chức năng là đường đối ngoại và là trục chính đô thị.
+ Mặt cắt ngang đường rộng 46m: vỉa hè mỗi bên rộng 5m, 2 làn xe phục vụ đô thị rộng 5,5m, 2 dải phân cách rộng 5m được thiết kế trồng những loại cây đặc trưng trong vùng tạo dải xanh kết nối hài hòa với không gian xung quanh, và làn xe đối ngoại rộng 15m.
- Đoạn từ ĐT 650 (phía Nam đô thị) đến cửa ngõ đô thị mặt cắt ngang đường:
+ Tổng chiều dài 27m.
+ Giai đoạn ngắn hạn khu đô thị chưa hoàn chỉnh có thể sử dụng đường hiện trạng, tuy nhiên cần cắm mốc để quản lý lộ giới đường.
Tuyến ĐT650 (phía Nam đô thị):
+ Đoạn tuyến đi qua đô thị dài khoảng 200m, tuân thủ theo quy hoạch giao thông toàn tỉnh.
+ Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m.
- Tuyến ĐT650:
+ Đoạn tuyến đi trong đô thị cải tạo, nâng cấp, mở rộng mặt cắt ngang lên 27m (vỉa hè: 5m – đường đô thị: 7,5m – dải phân cách: 2m – đường đô thị: 7,5m – vỉa hè: 5m) đảm bảo chức năng giao thông đô thị và đối ngoại, đoạn ngoài đô thị giữ nguyên theo lộ giới hiện trạng.
+ Trong giai đoạn ngắn hạn khu đô thị chưa hoàn chỉnh có thể giữ nguyên đoạn trong đô thị theo hiện trạng, nhưng cần cắm mốc để quản lý lộ giới đường.
- Quy mô và phân cấp các tuyến đường:
+ Các tuyến đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang đường rộng từ (27m – 46m); Đường ĐT643: cải tạo, nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến với lộ giới 46m (vỉa hè: 5m – làn đường đô thị: 5,5m – dải phân cách: 5m làn xe đối ngoại: 15m – dài phân cách: 5m – đường đô thị: 5,5m – vỉa hè: 5m).
+ Đường ĐT643 (đoạn từ nút giao với ĐT 650 – phía nam đô thị – tới cửa ngõ đô thị), ĐT650 (đoạn đi qua đô thị): cải tạo nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến với lộ giới rộng 27m (vỉa hè: 5m – đường đô thị: 7,5m – dải phân cách 2m – đường đô thị: 7,5m – vỉa hè: 5m).
+ Đường khu vực, phân khu vực: Đóng vai trò liên kết giữa các khu chức năng trong khu vực với hệ thống đường chính đô thị.
+ Các tuyến đường khu vực có mặt cắt ngang đường 15,5m (vỉa hè: 4m – đường đô thị 7,5m vỉa hè: 4m) và 20,5m (vỉa hè: 5m – đường đô thị: 10,5m – vỉa hè: 5m.
+ Đường nội bộ: Có mặt cắt ngang < 15m và có vỉa hè tối thiểu rộng 3m để thi công lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3.4. Quy hoạch sử dụng đất:
Về nội dung quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đến năm 2030, UBND tỉnh Phú Yên đã thông qua một số quyết định như sau:
- Tổng diện tích tự nhiên: 94.043,4 8 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 80.724,25 ha, chiếm 85,84 % tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 11.232,31 ha, chiếm 11,94 % tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 2.086,92 ha, chiếm 2,22 % tổng diện tích tự nhiên.
- Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, bao gồm:
+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.126,04 ha.
+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 685,17 ha.
+ Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 0,38 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích, gồm:
+ Đưa vào sử dụng mục đích nông nghiệp: 2.537,61 ha.
+ Đưa vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp: 249,49 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2022, tỷ lệ 1/25.000, nội dung cụ thể theo Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Sơn Hòa.
3.5. Du lịch:
Sơn Hòa là huyện phía Tây của tỉnh Phú Yên, diện tích tự nhiên trên 950km2, địa hình nhiều núi đồi, sông suối uốn lượn qua những cánh rừng xanh ngát. Nhiệt độ trung bình trên toàn huyện là 25 độ, vùng Cao Nguyên Vân Hòa khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình 22 đến 25 độ. Dân số toàn huyện gần 60.000 người gồm 14 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời. Mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng về văn hoá, phong tục, tập quán, sinh hoạt…góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về các giá trị và đời sống văn hóa của huyện. Với những đặc điểm riêng về thiên nhiên, văn hóa và con người, Sơn Hòa có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Sơn Hoà có những vùng đất phía Bắc của huyện, nơi đây khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều đồi núi và những con suối len lỏi xuyên qua các rừng cây, bãi đá tạo nên những thác nước đẹp nên thơ níu chân du khách nên hiện nay, các loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch cắm trại, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, trải nghiệm…được người dân và các nhà đầu tư chú trọng khai thác, thu hút được khá đông du khách đến tham quan, trải nghiệm. Các sản phẩm, hàng hoá phục vụ khách du lịch khá đa dạng và phong phú. Đến năm 2023 huyện đã có trên 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn được công nhận thương hiệu OCOP, trong đó có những sản phẩm rất được du khách ưa chuộng như thịt bò một nắng, mắm thơm, trái cây sấy khô, hạt mắc ca…Về ẩm thực có thịt gà nấu canh chua lá dít, lá giang; thịt gà kho mắm thơm; thịt bò nấu mẵn; thịt bò nướng; các loại cá suối nướng; canh bồi, lá sắn kho … Các sản phẩm phục vụ du khách tuy mộc mạc, dân giã nhưng với tấm lòng hiếu khách và bàn tay chế biến khéo léo của người dân, đã trở thành đặc sản góp phần làm nên thương hiệu du lịch của huyện.
THAM KHẢO THÊM: