Quan Sơn là một huyện biên giới nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông Nam và phía Đông của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Lang Chánh, phía Đông Bắc của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Bá Thước, phía Bắc của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Quan Hóa. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa:
2. Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Quan Sơn có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và Thị trấn Quan Sơn trong đó có 6 xã biên giới với chiều dài 64 km đường biên giới giáp với 2 huyện Viêng Say và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Quan Sơn |
97 | Xã Trung Xuân |
98 | Xã Trung Thượng |
99 | Xã Trung Tiến |
100 | Xã Trung Hạ |
101 | Xã Sơn Hà |
102 | Xã Tam Thanh |
103 | Xã Sơn Thủy |
104 | Xã Na Mèo |
105 | Thị trấn Sơn Lư |
106 | Xã Tam Lư |
107 | Xã Sơn Điện |
108 | Xã Mường Mìn |
3. Giới thiệu về huyện Quan Sơn (Thanh Hóa):
- Lịch sử
Huyện Quan Sơn được thành lập theo Nghị định số 72-CP ngày 18 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ trên cơ sở tách 9 xã: Trung Thượng, Trung Hạ, Trung Xuân, Sơn Thủy, Sơn Điện, Sơn Hà, Sơn Lư, Tam Lư và Tam Thanh thuộc huyện Quan Hóa.
Ngày 5 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 65/1999/NĐ-CP. Theo đó:
+ Thành lập xã Na Mèo trên cơ sở 12.195 ha diện tích tự nhiên và 2.605 nhân khẩu của xã Sơn Thủy
+ Thành lập xã Mường Mìn trên cơ sở 8.190 ha diện tích tự nhiên và 2.115 nhân khẩu của xã Sơn Điện.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập thị trấn Quan Sơn (thị trấn huyện lỵ huyện Quan Sơn) trên cơ sở 579,40 ha diện tích tự nhiên và 2.820 nhân khẩu của xã Sơn Lư.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập xã Trung Tiến trên cơ sở điều chỉnh 4.405,5 ha diện tích tự nhiên và 2.935 nhân khẩu của xã Trung Thượng.
Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Sơn Lư và thị trấn Quan Sơn để thành lập thị trấn Sơn Lư. Từ đó, huyện Quan Sơn có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Quan Sơn là một huyện biên giới nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa.
+ Phía Đông Nam và phía Đông của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Lang Chánh.
+ Phía Đông Bắc của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Bá Thước.
+ Phía Bắc của huyện Quan Sơn tiếp giáp huyện Quan Hóa.
+ Phía Tây Bắc, phía Tây và Tây Nam của huyện Quan Sơn tiếp giáp biên giới Việt – Lào.
- Diện tích và dân số
Huyện Quan Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 943,45 km². Dân số vào năm 2019 đạt 40.526 người, trong đó có 5.366 người (13,2%) sống ở khu vực thành thị và 35.160 người (86,8%) sống ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số đạt khoảng 43 người/km².
- Kinh tế
Trong kinh tế, huyện Quan Sơn có nhiều tiềm năng về lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và chế biến gỗ. Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Quan Sơn như rau cải, chè,…
Lĩnh vực kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu dự báo đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị sản xuất (so sánh năm 2010) ước đạt 1.178 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ (CK), đạt 73,5% so với kế hoạch (KH); trong đó nông – lâm – thủy sản ước đạt 502 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng đạt 214 tỷ đồng; dịch vụ ước đạt 462 tỷ đồng.
- Địa hình
Trên địa bàn huyện có sông Luồng là nhánh đầu nguồn của sông Mã, chảy theo hướng Tây – Đông, ngoài ra còn có sông Lò, chảy từ mường (huyện) Sầm Tớ của nước Lào vào xã Tam Thanh rồi qua xã Tam Lư, thị trấn Sơn Lư, các xã Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Hạ, Trung Xuân rồi đổ vào sông Mã tại thị trấn Hồi Xuân. Diện tích tự nhiên của huyện Quan Sơn là 943,45 km².
- Giao thông
Đường bộ:
Quan Sơn có một số đường quốc lộ và đường tỉnh đảm bảo kết nối với các khu vực lân cận và trung tâm tỉnh Thanh Hóa. Một trong những con đường quan trọng là Quốc lộ 15A (QL15A), nối huyện Quan Sơn với thị xã Sầm Sơn và các huyện, tỉnh lân cận.
Giao thông công cộng:
Giao thông công cộng có thể hạn chế ở một số khu vực xa xôi của huyện Quan Sơn. Tuy nhiên, các phương tiện cá nhân như xe máy và ô tô cá nhân vẫn là phương tiện chính để di chuyển trong khu vực này.
Giao thông đường sắt và đường hàng không:
Huyện Quan Sơn không có đường sắt hoặc sân bay. Các tuyến đường sắt và sân bay gần nhất thường nằm ở các thành phố lớn và tỉnh lân cận như Thanh Hóa và Vinh.
Giao thông đường thủy:
Huyện Quan Sơn không có sông lớn hoặc cảng biển. Giao thông đường thủy chủ yếu xoay quanh các ao, hồ và sông nhỏ trong khu vực.
- Du lịch
Quan Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh, cách TP.Thanh Hóa khoảng 200km, nơi có những thửa ruộng bậc thang gối nhau trùng điệp mang đậm nét nguyên sơ cùng nếp nhà sàn xinh xắn với những cô gái Thái bên khung cửi dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho nơi đây nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang trong mình những tiềm năng du lịch sinh thái có giá trị như: động Bo Cúng, đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào, hang Dùa,… cùng nhiều lễ hội đặc sắc tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu đang chờ du khách khám phá và thưởng lãm.
Động Bo Cúng – vẻ đẹp của tạo hóa
Động Bo Cúng thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Động mang vẻ đẹp hoang sơ và kỹ vĩ với những “lâu đài” thạch nhũ và cảnh quan hùng vĩ làm say đắm lòng người.
Theo người dân địa phương kể lại, động được phát hiện vào năm 1984 do ông Lương Văn Thương, người bản Chanh, xã Sơn Thủy khi đi săn thú đêm ông bắn trúng một con Cầy bị thương rớt xuống hang. Vì tiếc công đi săn cả đêm, sáng dậy ông cùng mấy người trong bản lên núi đến chỗ con Cầy chui vào thì phát hiện thấy một cửa hang khá hẹp và vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ trong động Bo Cúng này.
Đền thờ Tư Mã Hai Đào
Từ bao đời nay người Mường Xia ở xã Sơn Thủy luôn nhớ công ơn về người anh hùng Tư mã Hai Đào đã đến đây xây dựng thủ phủ, đánh tan giặc ngoại xâm vùng biên giới.
Theo một số cuốn sách cổ và tài liệu của các cụ cao niên thuộc xã Mường Mìn – Sơn Thủy ghi lại được thì ông là người ở Mường Đào – Mường Khô xưa (nay thuộc huyện Bá Thước). Ông vốn thông minh nên từ nhỏ ông đã bộc lộ những phẩm chất hơn người và luyện kiếm rất giỏi. Khi lớn lên có dáng người cao lớn, tướng mạo phi phàm và võ luyện tinh tài. Khi nghe tin triều đình mở hội đấu võ chiêu mộ anh tài, phò vua diệt giặc ngoại xâm, ông lập tức xuôi về kinh kỳ dâng sớ tấu trình, xin được tham gia hội đấu võ. Trong võ đài năm ấy, ông đã thắng tuyệt đối các đối thủ khác và được nhà vua tác thành gả công chúa là nàng Lá Nọi cho ông.
Suối Xia – mạch sống và tâm hồn đồng bào Thái Quan Sơn
Sáng ban mai, dòng suối Xia trải mình trên bãi đá cuội, dỡn đùa với nắng hồng rực rỡ. Trong sắc hoàng hôn khi chiều về, suối Xia lại hóa mình thành bức tranh thủy mặc huyền bí,…
Suối Xia còn đặc biệt với mạch nước nóng, là điểm giao hòa của tình hữu nghị Việt – Lào. Tại cửa khẩu Na Mèo bạn thăm thú phiên chợ vùng cao, ngắm dòng suối Xia men theo các chân núi đá vôi thơ mộng, rồi hòa vào con sông Luồng tạo nên vùng ngã ba sông – suối, đây cũng chính là nơi sầm uất nhất và là trung tâm của đất Mường Chu Sàn.
Hòn Đá Vía
Nằm ngay giữa bản Chung Sơn, gần sát nền móng ngôi nhà ở của Tư Mã Hai Đào. Người Mường Xia coi Tư Mã Hai Đào như một vị thần giữ vía cho cả Mường. Toàn bộ cư dân Mường Xia đều gửi vía vào một hòn đá gọi là “Hòn đá vía” tiếng Thái gọi là “Lặc Mắn” để cầu ông giữ vía cho cả Mường.
Mỗi kỳ mở hội Mường Xia, “Hòn đá vía” lại được đào lên mộc dục sạch sẽ, bọc vải đỏ trân trọng rước về đền hành lễ. Nét văn hóa truyền thống này đã trở thành tục “gửi vía” rất riêng của tộc người Thái miền Tây xứ Thanh.
Nhà sàn bản Thái
Nhà sàn không chỉ là không gian sinh hoạt mà còn là công trình kỳ công của cả cộng đồng người Thái Quan Sơn, nó thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng làng bản, là biểu tượng của sự hài hòa giữa đất trời và thiên nhiên.
Các gian nhà và cầu thang của người Thái luôn mang số lẻ, hai đầu nhà khum khum hình mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai sinh lập địa thần Rùa dạy cho người Thái cách làm nhà theo hình rùa đứng.
THAM KHẢO THÊM: