Huyện Mường Chà có đường biên giới giáp với huyện Mường Mày, tỉnh Phong Sa Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 24,4 km. Mường Chà nằm trên đường Quốc lộ 12, Quốc lộ 6 và tỉnh lộ 131. Huyện lỵ là thị trấn Mường Chà. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Mường Chà (Điện Biên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên:
2. Huyện Mường Chà (Điện Biên) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Mường Chà có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mường Chà (huyện lỵ) và 11 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Mường Chà |
1 | Thị Trấn Mường Chà |
2 | Xã Xá Tổng |
3 | Xã Mường Tùng |
4 | Xã Hừa Ngài |
5 | Xã Huổi Mí |
6 | Xã Pa Ham |
7 | Xã Nậm Nèn |
8 | Xã Huổi Lèng |
9 | Xã Sa Lông |
10 | Xã Ma Thì Hồ |
11 | Xã Na Sang |
12 | Xã Mường Mươn |
3. Giới thiệu về huyện Mường Chà (Điện Biên):
- Lịch sử
Sau năm 1954, huyện Mường Lay bao gồm thị trấn Lai Châu và 14 xã: Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở, Chăn Nưa, Huổi Lèng, Hừa Ngài, Lay Cang, Lay Nưa, Lay Tở, Mường Tùng, Nậm Hàng, Pa Ham, Pú Đao, Xá Tổng.
Ngày 8 tháng 10 năm 1971, tách thị trấn Lai Châu và 2 xã Lay Cang, Lay Tở để thành lập thị xã Lai Châu (cũ).
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập thị trấn Mường Lay (cũ).
Ngày 28 tháng 4 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 40-CP, theo đó: Giải thể thị trấn Mường Lay, sáp nhập 879 người và toàn bộ 827,5 ha diện tích tự nhiên của thị trấn Mường Lay vào xã Lay Nưa.
+ Chuyển xã Mường Mươn thuộc huyện Điện Biên về huyện Mường Lay quản lý.
+ Thành lập thị trấn Mường Lay (thị trấn huyện lỵ mới của huyện Mường Lay) trên cơ sở toàn bộ 1.026 ha diện tích tự nhiên và 584 người của bản Na Pheo, xã Mường Mươn và 1.433 người còn lại của thị trấn Mường Lay cũ.
+ Ngày 26 tháng 5 năm 1997, thành lập xã Si Pa Phìn trên cơ sở 27.098 ha diện tích tự nhiên và 4.789 người của xã Chà Nưa.
Ngày 18 tháng 8 năm 2000, thành lập xã Nà Hỳ trên cơ sở 4.428,4 ha diện tích tự nhiên và 10.441 nhân khẩu của xã Chà Cang.
Ngày 14 tháng 1 năm 2002, điều chỉnh 80.504 ha diện tích tự nhiên và 13.364 nhân khẩu của 2 xã: Chà Cang và Nà Hỳ sang huyện Mường Nhé.
Từ đó đến cuối năm 2002, huyện Mường Lay còn lại 14 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Mường Lay và 13 xã: Chà Nưa, Chà Tở, Chăn Nưa, Huổi Lèng, Hừa Ngài, Lay Nưa, Mường Mươn, Mường Tùng, Nậm Hàng, Pa Ham, Pú Đao, Xá Tổng, Si Pa Phìn với 333.995 ha diện tích tự nhiên và 31.473 nhân khẩu.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên, phần lớn huyện Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên. Riêng các xã Pú Đao, Chăn Nưa, Nậm Hàng và bản Thành Chử của xã Xá Tổng thuộc tỉnh Lai Châu mới.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2004/NĐ-CP. Theo đó:
+ Sáp nhập 2 xã: Pú Đao và Chăn Nưa vào huyện Sìn Hồ.
+ Sáp nhập bản Thành Chử của xã Xá Tổng với 813 ha diện tích tự nhiên và 328 nhân khẩu vào xã Tủa Sín Chải thuộc huyện Sìn Hồ.
+ Chuyển xã Nậm Hàng về huyện Mường Tè.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2005/NĐ-CP, theo đó:
+ Chuyển toàn bộ 6.167,50 ha diện tích tự nhiên và 4.428 nhân khẩu của xã Lay Nưa về thị xã Lai Châu quản lý.
+ Đổi tên thị xã Lai Châu thành thị xã Mường Lay.
+ Đổi tên huyện Mường Lay thành huyện Mường Chà.
+ Đổi tên thị trấn Mường Lay thành thị trấn Mường Chà.
Huyện Mường Chà có 176.385 ha diện tích tự nhiên và 43.664 nhân khẩu với 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Mường Chà và 9 xã: Mường Tùng, Sá Tổng, Pa Ham, Hừa Ngài, Huổi Lèng, Chà Nưa, Chà Tở, Si Pa Phìn, Mường Mươn.
Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2006/NĐ-CP. Theo đó:
+ Thành lập xã Na Sang trên cơ sở điều chỉnh 10.630 ha diện tích tự nhiên và 3.190 nhân khẩu của xã Mường Mươn; 726 ha diện tích tự nhiên và 411 nhân khẩu của xã Si Pa Phìn.
+ Thành lập xã Sa Lông trên cơ sở điều chỉnh 8.500 ha diện tích tự nhiên và 2.374 nhân khẩu của xã Huổi Lèng.
+ Thành lập xã Ma Thì Hồ trên cơ sở điều chỉnh 725,10 ha diện tích tự nhiên và 349 nhân khẩu của xã Mường Mươn, 9.038 ha diện tích tự nhiên và 2.082 nhân khẩu của xã Si Pa Phìn, 4.227 ha diện tích tự nhiên và 656 nhân khẩu của xã Huổi Lèng.
+ Thành lập xã Phìn Hồ trên cơ sở điều chỉnh 6.428 ha diện tích tự nhiên và 1.487 nhân khẩu của xã Si Pa Phìn, 5.002 ha diện tích tự nhiên và 1.057 nhân khẩu của xã Chà Nưa.
+ Thành lập xã Nậm Khăn trên cơ sở điều chỉnh 10.480 ha diện tích tự nhiên và 1.978 nhân khẩu của xã Chà Tở.
+ Từ đó đến cuối năm 2011, huyện Mường Chà có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mường Chà và 14 xã: Mường Tùng, Pa Ham, Chà Nưa, Si Pa Phìn, Chà Tở, Hừa Ngài, Huổi Lèng, Sá Tổng, Mường Mươn, Na Sang, Sa Lông, Ma Thì Hồ, Phìn Hồ, Nậm Khăn với 176.385,01 ha diện tích tự nhiên và 46.322 nhân khẩu.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP, theo đó:
+ Thành lập xã Huổi Mí trên cơ sở điều chỉnh 13.937 ha diện tích tự nhiên, 2.527 nhân khẩu của xã Hừa Ngài và 625 nhân khẩu của xã Pa Ham xâm canh, xâm cư trên địa bàn xã Hừa Ngài.
+ Thành lập xã Nậm Nèn trên cơ sở điều chỉnh 3.619,82 ha diện tích tự nhiên và 2.539 nhân khẩu của xã Pa Ham.
+ Điều chỉnh toàn bộ 57.235,47 ha diện tích tự nhiên và 14.709 nhân khẩu của 05 xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn và Phìn Hồ để thành lập huyện Nậm Pồ.
Huyện Mường Chà còn lại 119.942,09 ha diện tích tự nhiên và 39.456 nhân khẩu với 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Mường Chà là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam.
+ Phía Bắc tiếp giáp thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên và các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
+ Phía Đông tiếp giáp huyện Tủa Chùa và huyện Tuần Giáo.
+ Phía Đông Nam tiếp giáp huyện Mường Ảng.
+ Phía Nam tiếp giáp thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
+ Phía Tây tiếp giáp huyện Nậm Pồ và Lào.
- Diện tích, dân số
Huyện Mường Chà có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.199,42 km² và dân số khoảng 48.005 người (năm 2019). Mật độ dân số đạt khoảng 47 người/km².
- Địa hình
Huyện Mường Chà có diện tích 1.929 km², nằm ở độ cao trung bình 800m so với mực nước biển. Địa hình của huyện Mường Chà là dốc đứng, núi non cao và sông núi chảy qua. Huyện này có những ngọn núi cao trên 1.500 mét như núi Pú Mông, núi Pá Má Tháu, núi Mường Mù. Huyện Mường Chà có nhiều thung lũng, khe suối, hồ nước nhỏ, đồi đất, rừng núi phong phú. Các con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Nam Ma, sông Mường Lỳ, sông Mường Nhé. Huyện Mường Chà có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình là 20-22°C. Người dân trong huyện là người Mông, Thái và Dao đa phần sinh sống bằng nông nghiệp và chăn nuôi.
- Du lịch
Huyện Mường Chà có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ngon những địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây. Các loại hình du lịch phổ biến ở đây là thắng cảnh tự nhiên, hang động.
+ Du lịch Bản Cổng Trời tại Huyện Mường Chà – Tỉnh Điện Biên.
+ Du lịch Huổi Cang, Huổi Đáp tại Huyện Mường Chà – Tỉnh Điện Biên.
- Kinh tế
Kinh tế của huyện Mường Chà chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Mường Chà có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như lúa, khoai, ngô, đậu, đỗ và các loại rau củ. Tuy nhiên, do địa hình núi non, sản lượng nông sản ở đây thường không cao. Huyện cũng có một số diện tích trồng cây cà phê và chè đóng góp vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế địa phương. Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Mường Chà có các loài gia súc như trâu, bò, dê và heo. Bên cạnh đó, du lịch cũng đang được xem là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển ở huyện Mường Chà với các điểm đến như suối nước nóng, rừng thông, sông Mường Chà, hang động,…
Tuy nhiên, vì huyện Mường Chà đang nằm ở vùng sâu, vùng xa với điều kiện kinh tế khó khăn, hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nên kinh tế huyện Mường Chà vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn trong việc phát triển.
- Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe, chất lượng khám chữa bệnh ngày một được nâng lên rõ rệt. Toàn huyện Mường Chà có một Trung tâm Y tế (Bệnh viện huyện Mường Chà), mỗi xã đều có một trạm y tế, có 100 trên tổng số 122 bản có cán bộ y tế. Mường Chà có 7 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, có đội ngũ y bác sĩ thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hiện nay trung tâm có 8 bác sĩ trình độ đại học, 94 y sĩ và 31 y tá.
THAM KHẢO THÊM: