Huyện Minh Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Được biết đến là một trong những huyện có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Xin mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Minh Hóa (Quảng Bình):
Ngày 1 tháng 12 năm 2024, sáp nhập 3 xã Hóa Phúc, Hóa Tiến và Hóa Thanh thành xã Tân Thành.
Huyện Minh Hóa có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Hóa Phúc
-
Hóa Tiến
-
Hóa Thanh
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Minh Hóa (Quảng Bình)?
Huyện Minh Hóa có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
Số thứ tự | Các xã, phường |
1 | Thị trấn Quy Đạt (huyện lỵ) |
2 | Xã Dân Hóa |
3 | Xã Hóa Hợp |
4 | Xã Hóa Sơn |
5 | Xã Hồng Hóa |
6 | Xã Minh Hóa |
7 | Xã Tân Hóa |
8 | Xã Tân Thành |
9 | Xã Thượng Hóa |
10 | Xã Trọng Hóa |
11 | Xã Trung Hóa |
12 | Xã Xuân Hóa |
13 | Xã Yên Hóa |
3. Tìm hiểu chung về huyện Minh Hóa (Quảng Bình):
Vị trí địa lý:
Huyện Minh Hóa nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Từ thành phố Đồng Hới có thể đến huyện Minh Hóa bằng hai con đường: Con đường thứ nhất là từ Đồng Hới chạy theo quốc lộ 1 về thị xã Ba Đồn, sau đó chạy theo quốc lộ Hà 12A lên Minh Hóa; con đường thứ hai chạy theo đường Hồ Chí Minh, xuất phát từ Cộn chạy hướng Bắc khoảng 120 km là tới nơi. Con đường này hấp dẫn khách du lịch với các địa danh một thời lừng lẫy trong chiến tranh như: đèo Đá Đẽo, ngầm Rinh, Khe Ve, đèo Mụ Giạ,…
Huyện Minh Hóa có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Bắc của huyện Minh Hóa tiếp giáp huyện Tuyên Hóa
-
Phía Tây của huyện Minh Hóa tiếp giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào với 89 km đường biên giới
-
Phía Nam và đông nam của huyện Minh Hóa tiếp giáp huyện Bố Trạch
Diện tích và dân số:
Huyện Minh Hóa có tổng diện tích đất tự nhiên 1.394 km², dân số năm 2019 là 50.670 người, mật độ dân số đạt 36 người/km².
Du lịch:
Huyện Minh Hóa có nhiều điểm du lịch tự nhiên khá nổi tiếng và hấp dẫn du khách. Có thể kể đến như dưới đây:
-
Thác Mơ Minh Hóa tại xã Hóa Hợp
-
Cửa khẩu Cha Lo và đèo Mụ Giạ
-
Cổng trời của nền văn minh Hang Rục Mòn hay còn gọi là động Poong Yên Phú trong đất liền, thôn Yên Phụ, xã Trung Hòa
-
Động Tú Làn ở xã Tân Hóa
Tiềm năng thế mạnh:
Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo – Nà Phàu; các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình); cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời,… Các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Phát huy thế mạnh đó, trong những năm qua, Minh Hoá đã từng bước thay da, đổi thịt, mang trong mình nguồn sức sống mới, sinh lực mới.
Kinh tế:
Trong quá trình hội nhập và phát triển, với sự mạnh dạn, bản lĩnh, kinh nghiệm, Minh Hoá đã hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Phương hướng cơ bản là chuyển dịch nền kinh tế tự nhiên, còn mang hình thức tự cung, tự cấp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo mô hình kinh tế gia đình, kinh tế vườn, trang trại.
Tập trung quy hoạch, phát triển vùng kinh tế, đặc biệt là vùng hành lang đường Hồ Chí Minh, đường QL 12C, tạo sự liên kết kinh tế với các huyện khác và các nước Đông Dương, nhất là với nước Lào.
Văn hóa – Xã hội:
Huyện Minh Hóa cũng chú ý đầu tư quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, giao thông, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, chương trình phát triển du lịch, đầu tư nâng cao trình độ văn hoá, xoá mù chữ cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới.
4. Hệ thống giao thông của huyện Minh Hóa (Quảng Bình):
Huyện Minh Hóa (Quảng Bình) có hệ thống giao thông khá đa dạng nhưng vẫn còn nhiều thách thức do địa hình đồi núi và điều kiện tự nhiên phức tạp. Giao thông của huyện đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nội bộ, liên vùng và giao thương với nước Lào.
Đường bộ:
-
Quốc lộ 12A: Tuyến đường huyết mạch nối thị trấn Quy Đạt với Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (biên giới Việt – Lào). Đây là tuyến đường quan trọng để giao thương hàng hóa và kết nối huyện với các khu vực trong tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, tuyến đường này có nhiều đoạn đèo dốc hiểm trở.
-
Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây: Chạy qua huyện, kết nối Minh Hóa với các huyện miền núi khác của Quảng Bình và cả nước. Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong lịch sử, đồng thời phục vụ phát triển kinh tế và du lịch.
-
Các tuyến đường tỉnh lộ: Nhiều đường tỉnh lộ kết nối các xã trong huyện như đường tỉnh lộ 562. Các tuyến này giúp vận chuyển hàng hóa nông sản và phục vụ giao thông nội vùng.
Đường sông:
Sông Gianh là tuyến giao thông thủy quan trọng, chảy qua một phần huyện Minh Hóa. Tuy nhiên, giao thông đường sông chủ yếu phục vụ vận chuyển nội bộ và không phát triển mạnh như đường bộ.
Đường biên giới:
Cửa khẩu quốc tế Cha Lo: Nằm ở xã Dân Hóa, đây là điểm giao thương lớn giữa Việt Nam và Lào. Cửa khẩu không chỉ giúp thúc đẩy kinh tế biên mậu mà còn là cầu nối quan trọng để phát triển vùng biên giới. Hạ tầng cửa khẩu đang được cải thiện để tăng năng lực vận chuyển và tạo điều kiện cho giao thương.
Tuy nhiên, huyện Minh Hóa có nhiều đồi núi, địa hình chia cắt mạnh, khiến việc xây dựng và bảo trì giao thông gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các tuyến đường thường bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa, gây gián đoạn giao thông. Một số tuyến đường liên xã và thôn bản vẫn chưa được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Định hướng phát triển giao thông của huyện Minh Hóa trong thời gian sắp tới như sau:
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông: Đầu tư vào các tuyến đường liên xã, tỉnh lộ và quốc lộ để cải thiện kết nối nội bộ và liên vùng.
-
Phát triển giao thương qua cửa khẩu: Cải thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu Cha Lo để đẩy mạnh kinh tế biên mậu với Lào.
-
Phát triển du lịch gắn với giao thông: Mở rộng và cải thiện các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch như hang Tú Làn, suối nước nóng Bang để khai thác tiềm năng du lịch.
Giao thông tại huyện Minh Hóa đang dần được cải thiện, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội và giao thương quốc tế.
5. Lịch sử hình thành huyện Minh Hóa (Quảng Bình):
Vùng đất huyện Minh Hóa thời cổ có lẽ thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An xứ Nghệ An từ thời nhà Hậu Lê, (phủ Lâm An trước năm 1448 niên hiệu Thái Hòa thứ 5 đời vua Lê Nhân Tông là đất của vương quốc Bồn Man, sau đó thuộc nhà Lê, nằm ở tận cùng phía Tây xứ Nghệ, đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828) nhà Nguyễn đổi tên thành phủ Trấn Tĩnh).
Năm 1826 (Minh Mạng thứ 7), nhà Nguyễn cho lấy 3 dũng là: dũng Lan, dũng Đỏ và dũng Châu của mán Lèo thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An trấn Nghệ An, do ở giáp ranh với phía Tây Quảng Bình (khi đó gọi là dinh Quảng Bình), chuyển sang thuộc vào dinh Quảng Bình (năm 1828 dinh Quảng Bình đổi thành trấn Quảng Bình). Phần đất này ngày nay thuộc huyện Minh Hóa và phía tây huyện Tuyên Hóa Quảng Bình.
Minh Hóa là “kinh đô” kháng chiến của phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo chống thực dân Pháp (từ tháng 10-1885 đến tháng 11-1888).
Sau năm 1975, huyện Minh Hóa thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, bao gồm 14 xã: Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc, Hóa Sơn, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hồng Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa, Tân Hóa, Thượng Hóa, Trung Hóa, Xuân Hóa và Yên Hóa.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Minh Hoá sáp nhập vào huyện Tuyên Hóa.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình vừa được tái lập.
Ngày 1 tháng 6 năm 1990, huyện Minh Hóa được tái lập từ huyện Tuyên Hóa.
Ngày 11 tháng 8 năm 2000, thành lập thị trấn Quy Đạt, thị trấn huyện lỵ huyện Minh Hóa trên cơ sở 722 ha diện tích tự nhiên và 4.763 nhân khẩu của xã Quy Hóa, 15,8 ha diện tích tự nhiên và 137 nhân khẩu của xã Yên Hóa và 20,15 ha diện tích tự nhiên và 226 nhân khẩu của xã Xuân Hóa.
Ngày 21 tháng 4 năm 2003, thành lập xã Trọng Hóa trên cơ sở 18.712 ha diện tích tự nhiên và 2.492 nhân khẩu của xã Dân Hóa.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập xã Quy Hóa vào thị trấn Quy Đạt.
Ngày 1 tháng 12 năm 2024, sáp nhập 3 xã Hóa Phúc, Hóa Tiến và Hóa Thanh thành xã Tân Thành.
Huyện Minh Hóa có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: