Huyện Kông Chro là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là một huyện có địa hình đa dạng, với nhiều đồi núi và sông suối, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và phong phú. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Kông Chro (Gia Lai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Kông Chro (Gia Lai):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Kông Chro (Gia Lai):
Huyện Kông Chro có 14 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 13 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Kông Chro (huyện lỵ) |
2 | Xã An Trung |
3 | Xã Chơ Long |
4 | Xã Chư Krêy |
5 | Xã Đắk Kơ Ning |
6 | Xã Đăk Pling |
7 | Xã Đăk Pơ Pho |
8 | Xã Đăk Song |
9 | Xã Đăk Tơ Pang |
10 | Xã Kông Yang |
11 | Xã SRó |
12 | Xã Ya Ma |
13 | Xã Yang Nam |
14 | Xã Yang Trung |
3. Giới thiệu chung về huyện Kông Chro (Gia Lai):
Vị trí địa lý:
Huyện Kông Chro nằm ở phía đông của tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Huyện này có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Đak Pơ
+ Phía Tây giáp huyện Mang Yang
+ Phía Nam giáp huyện Ia Pa và huyện Đồng Xuân của tỉnh Phú Yên
+ Phía Đông giáp huyện Vân Canh và huyện Tây Sơn của tỉnh Bình Định
Huyện Kông Chro cách thành phố Pleiku khoảng 96 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 531 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 407 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.145 km. Huyện lỵ là thị trấn Kông Chro.
Diện tích và dân số:
Huyện Kông Chro có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.438,20 km². Dân số điều tra năm 2021 là 54.104 người, trong đó thành thị có 10.050 người, còn lại ở nông thôn. Mật độ dân số khoảng 38 người 1 km². Có các dân tộc kinh và Bahna chủ yếu, trong đó dân tộc Gia Rai ở một số thôn thuộc xã Yang Nam, còn lại các dân tộc Mường, Tày, Dao mới di cư thành từ nhóm sống rải rác ở các xã như Kông Yang, Yang Trung, Chơ Glong, Chư Krei.
Khí hậu:
Đây là huyện có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm và khí hậu khô khan.
4. Lịch sử hình thành huyện Kông Chro (Gia Lai):
Quyết định số 96-HĐBT ngày 30 tháng 5 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành lập thị trấn Kông Chro trên cơ sở tách các làng Đe Nghe Lớn và Đe Nghe Nhỏ của xã Ya Ma và các làng Hlektu, Tong và Pyang của xã Yang Trung.
Huyện Kông Chro thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập ngày 30 tháng 5 năm 1988 trên cơ sở chia tách ở phần đất phía nam của huyện An Khê (nay là thị xã An Khê và huyện Đắk Pơ), bao gồm 8 xã: An Trung, Chơ Long, Chư Krey, Đắk Sông, Sró, Ya Ma, Yang Nam và Yang Trung; cùng thời điểm này, tách các làng: Đe Nghe Lớn, Đe Nghe Nhỏ của xã Ya Ma và các làng: Hlektu, Tong, Pyang của xã Yang Trung để thành lập thị trấn Kông Chro – thị trấn huyện lỵ.
Khi mới thành lập thì huyện Kông Chro có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Kông Chro (huyện lỵ) và 8 xã: An Trung, Chơ Long, Chư Krey, Đắk Sông, Sró, Ya Ma, Yang Nam, Yang Trung.
Ngày 6 tháng 12 năm 1990, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 543-TCCP. Theo đó:
-
Chia xã An Trung thành 2 xã: An Trung và Kông Yang.
-
Chia xã Ya Ma thành 2 xã: Ya Ma và Đắk Tơ Pang.
-
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Gia Lai được tái lập, huyện Kông Chro thuộc tỉnh Gia Lai.
Ngày 16 tháng 2 năm 2005, thành lập xã Đắk Pling trên cơ sở 18.238 ha diện tích tự nhiên và 2.078 nhân khẩu của xã Đăk Sông.
Ngày 21 tháng 4 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2006/NĐ-CP. Theo đó:
-
Thành lập xã Đắk Pơ Pho trên cơ sở 5.305 ha diện tích tự nhiên và 2.054 nhân khẩu của xã Yang Trung.
-
Thành lập xã Đắk Kơ Ning trên cơ sở 3.553 ha diện tích tự nhiên và 740 nhân khẩu của xã Yang Nam, 9.869,20 ha diện tích tự nhiên và 1.503 nhân khẩu của xã Sró.
Huyện Kông Chro có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.
5. Nền kinh tế huyện Kông Chro (Gia Lai) trong những năm qua:
Năm 2023, tình hình kinh tế xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của huyện tiếp tục có sự khởi sắc với 23/24 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Theo đó, tổng giá trị sản xuất tăng 11,2% so với năm 2022 (vượt 0,02%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, trong đó: Nông-lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40,16%, công nghiệp-xây dựng 37,22% và dịch vụ 22,62%.
Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều tín hiệu vui khi tổng diện tích gieo trồng cả năm vượt 1,1% Nghị quyết và tăng 2,1% so với năm 2022. Năng suất sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng so với năm trước. Đáng chú ý, toàn huyện có 3.968,1 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 140 ha đất kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và phù hợp với nhu cầu của thị trường (gần 87 ha rau các loại, 50,6 ha cây ăn quả, 3 ha cây dược liệu).
Huyện cũng tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, liên kết theo các tiêu chuẩn, như: VietGAP, GlobalGAP,… hướng tới phát triển các sản phẩm nông nghiệp có truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng nhận diện và yên tâm lựa chọn sản phẩm của huyện; đồng thời đẩy mạnh, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP.
Việc chăm sóc rừng trồng các năm trước và triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2023 được huyện quan tâm chỉ đạo. Trong năm, địa phương đã hoàn thành trồng 1.298,2 ha rừng (kể cả cây phân tán), vượt 116,37% so với Nghị quyết. Chăn nuôi phát triển ổn định với tổng đàn gia súc toàn huyện cuối năm là 71.275 con (vượt 1,4% so với Nghị quyết, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022).
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được huyện chú trọng chỉ đạo thực hiện. Đến nay, tổng số tiêu chí nông thôn mới đạt được là 156 tiêu chí/13 xã (tăng 18 tiêu chí so với kết quả rà soát năm 2022), bình quân đạt 12 tiêu chí/xã; 865 tiêu chí/67 thôn, làng (bình quân đạt 12,91 tiêu chí/làng).
Năm 2023, Kông Chro gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Điển hình như: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 994,85 tỷ đồng (vượt 0,03% kế hoạch, tăng 12,47% so với năm 2022). Giá trị vận tải ước đạt 121,2 tỷ đồng (vượt 1% kế hoạch, tăng 4,48%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 782 tỷ đồng (vượt 0,26% kế hoạch, tăng 3,99%). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.096 tỷ đồng (vượt 0,09% so với Nghị quyết, tăng 4,08%). Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 35,2 tỷ đồng (vượt 35,7% so với Nghị quyết).
Trong năm, trên địa bàn huyện của năm doanh nghiệp thành lập mới lũy kế đến nay có 114 doanh nghiệp chi nhánh đang hoạt động, thành lập mới 1 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã đang hoạt động lên 19 và hiện có 548 hộ đăng ký kinh doanh.
Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện quyết tâm đoàn kết để tạo bứt phá, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025). Huyện tiếp tục xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông – lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch; nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
THAM KHẢO THÊM: