Huyện Ia Pa là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai, nằm ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là một huyện có đặc điểm địa hình đồi núi và thảo nguyên, với khí hậu đặc trưng của vùng cao nguyên. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Ia Pa (Gia Lai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Ia Pa (Gia Lai):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Ia Pa (Gia Lai)?
Huyện Ia Pa có tất cả 9 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Kim Tân (huyện lỵ) |
2 | Chư Mố |
3 | Chư Răng |
4 | Ia Broăi |
5 | Ia KDăm |
6 | Ia Ma Rơn |
7 | Ia Trok |
8 | Ia Tul |
9 | Pờ Tó |
3. Tìm hiểu chung về huyện Ia Pa (Gia Lai):
Vị trí địa lý:
Ia Pa là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý như sau:
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Chư Sê, Mang Yang, Kông Chro
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Krông Pa
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.
Diện tích, dân số:
Huyện Ia Pa có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 870,90 km² và dân số khoảng 57.948 người (2021), mật độ dân số đạt khoảng 75 người/km².
Địa hình:
Xen kẽ với đồi núi thấp, đất dốc, sông ngòi, đất bãi bồi và cánh đồng lúa nước hai vụ.
Khí hậu:
Huyện Ia Pa nằm trong vùng thung lũng lòng chảo thấp và kín gió nên nhiệt độ ở đây khá cao, độ ẩm thấp, lượng mưa thấp. Với điều kiện tự nhiên như trên, huyện có rất ít lợi thế về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.
Hệ sinh thái:
Huyện Ia Pa có nhiều khu rừng nguyên sinh, hệ thực vật đa dạng, động vật hoang dã phong phú, đặc biệt là loài khỉ đột đỏ hiếm có. Với điều kiện địa hình và khí hậu thuận lợi, huyện Ia Pa cũng là nơi sản xuất cà phê, điều, cao su và nhiều loại cây trồng khác.
Khoáng sản:
Huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản như đá granit, sỏi, cát và đất sét.
Hệ thống giao thông:
Trên địa bàn huyện Ia Pa có những tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua gồm: Tuyến tỉnh lộ 622. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có rất nhiều tuyến giao thông kết nối liên xã trên địa bàn và các huyện lân cận.
Tiềm năng và thế mạnh:
Huyền Ia Pa có gần 59.000 ha đất lâm nghiệp, trên 30.000 ha đất nông nghiệp (trong đó lúa nước thủy lợi trên 9.185 ha), diện tích ngô hàng năm gần 2.890 ha, diện tích sắn trên 5.666 ha và trên 13.000 ha đất khá màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây thuốc lá, mía,…
Giao thông thuận lợi, nguồn lao động tại chỗ dồi dào và giá nhân công rẻ là những lợi thế của huyện để phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp ,chế biến thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có xã Chư Mố được xác định là cái nôi của người dân tộc thiểu số Ja Rai, có điểm dừng chân của khách du lịch nước ngoài tại làng Blôm, xã Kim Tân. Đây là lợi thế của địa phương trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa.
Trong những năm qua, có một số doanh nghiệp tại các địa phương đã tiếp cận và đầu tư ở một số ngành, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể:
-
Công ty mía đường Gia Lai đầu tư cho nông dân trồng mía
-
Công ty thuốc lá BAT-Vinataba
-
Công ty thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đầu tư cho người nông dân trồng thuốc lá
-
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư trồng cao su
-
Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư khai thác quặng chì, kẽm
4. Bản đồ quy hoạch đến 2030, kế hoạch sử dụng đất, huyện Ia Pa (Gia Lai):
4.1. Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
Ngày 13/6/2022, UBND huyện Ia Pa tổ chức công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của huyện. Hồ sơ công bố bao gồm:
-
Thông báo số 53/TB-UBND ngày 08/6/2022 của UBND huyện
-
Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh Gia Lai
-
Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Ia Pa
-
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Ia Pa
Trước đó, ngày 09/05/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.
Theo quyết định, Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai với các nội dung chủ yếu sau:
Nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:
-
Đất nông nghiệp: 80.009,71 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 6.581,77 ha
-
Đất chưa sử dụng: 268,07 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.558,08 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 1.127,07 ha
-
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 4,04 ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích khác:
-
Đất nông nghiệp khác: 2.618,22 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 80,28 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Ia Pa.
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Ia Pa đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
4.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2024:
Ngày 08/05/2024, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 211/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, huyện Ia Pa.
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2024 của huyện Ia Pa được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện.
5. Những thành tựu huyện Ia Pa đạt được trong những năm qua:
Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự lãnh đạo của huyện ủy, sự đoàn kết trong hệ thống chính trị, tinh thần chung sức của các tầng lớp nhân dân, sau hơn 20 năm, điện mạo huyện Ia Pa có nhiều khởi sắc. Kết quả nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân trên 11%/năm.
Năm 2023, huyện thực hiện đạt và vượt 17/19 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 37.407 ha, đạt 104,1% kế hoạch và bằng 105,1% so với năm 2022. Tổng sản lượng lương thực đạt 72.885 tấn; tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 236,4 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch và bằng 117,32% so với năm 2022; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 22,6 tỷ đồng, đạt 106,06% dự toán HĐND huyện giao và đạt 114,55% dự toán UBND tỉnh giao.
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Phòng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi hơn 5.190 ha cây trồng các loại trên vùng đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, phục vụ nhu cầu thị trường như: dưa hấu, khoai lang, thuốc lá; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Từ nguồn vốn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, Phòng đã triển khai các dự án hỗ trợ giống lúa mới TBR1, Đài Thơm 8, LH12, BC15, TBR97, ĐT10 trên địa bàn 9 xã với tổng diện tích 2.090 ha của 5.051 hộ tham gia, năng suất đạt 7-8 tấn/ha; mô hình sản xuất các giống lúa TBR97 và Đài Thơm 8 tại xã Kim Tân đạt chứng nhận VietGAP với 10 hộ tham gia trên diện tích 20 ha, năng suất đạt 8 tấn/ha.
Huyện cũng triển khai mô hình trình diễn thâm canh giống mì mới HN5 kháng bệnh khảm lá trên diện tích 37ha với 41 hộ tham gia tại các xã: Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó, Chư Mố và Ia Tul.
Địa phương đã tập trung các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Toàn huyện có 6 trang trại chăn nuôi heo và 6.000 hộ chăn nuôi với hơn 423.000 con gia súc, gia cầm. Trong năm, huyện đã phân bổ 620 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng môi trường và 21.799 liều vắc-xin phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Nhờ vậy, đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh đó, huyện cũng phần bổ, điều chỉnh kịp thời các nguồn vốn, ngân sách cho các cơ quan, đơn vị thực hiện; cấp phát kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng chính sách. Các chương trình hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được tiến hành kịp thời, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được chú trọng.
Công tác vận động giảm nghèo được chú trọng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” được gần 583 triệu đồng, huy động nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng 8 căn nhà “Đại đoàn kết”, trao sinh kế, hỗ trợ cây – con giống, mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, tặng hơn 1.000 suất quà và nhu yếu phẩm với tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
Đặc biệt, MTTQ và các tổ chức thành viên đã phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân xây dựng 241 nhà tiêu hợp vệ sinh với tổng số tiền 3,6 tỷ đồng; di dời 130 chuồng trại chăn nuôi ra xa gầm sàn nhà; thu gom, xử lý hơn 4.200 kg rác thải; khơi thông 5.000 km kênh mương; vận động 45 hộ dân đồng thuận giải phóng mặt bằng để làm đường bê tông với chiều dài 1.152 m.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, lao động việc làm đều bám sát kế hoạch và triển khai thực hiện tích cực. Năm học 2023 – 2024, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện duy trì 28 đơn vị trường học với 376 lớp/12.362 học sinh, mở 11 lớp xóa mù chữ với 317 học viên tham gia. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai mở 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với năm 2022, phạm pháp hình sự giảm 2 vụ so với năm trước. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố vững chắc.
THAM KHẢO THÊM: